Skip to main content
Redbrick Heritage

Redbrick Heritage

By David Tran

Redbrick Heritage - The Connected Heritage project uses innovative approaches to help different communities contribute to and benefit from the existence and promotion of intangible works, thereby transforming sustainable and widespread development. in academic disciplines.
Currently playing episode

Giới thiệu Thống đồng thời Trần (Quảng Ninh), Bảo Vật Quốc Gia Việt Nam

Redbrick HeritageSep 19, 2021

00:00
01:51
Giới thiệu Gò Đống Đa (Hà Nội)

Giới thiệu Gò Đống Đa (Hà Nội)

Gò Đống Đa (còn gọi là Công viên Văn hóa Đống Đa) thuộc phường Quang Trung, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. Sử sách cũ ghi lại và theo hồi cố của các cụ cao niên ở làng Thịnh Quang, Gò Đống Đa xưa kia nằm tại khu vực gần phía ngoài Kinh đô Thăng Long, thuộc đất làng Khương Thượng, huyện Quảng Đức, phủ Thuận Thiên. Đây cũng là một trong các bãi chiến trường diễn ra trận đại phá quân Thanh của Hoàng đế Quang Trung mùa xuân năm Kỷ Dậu (1789).

Sep 26, 202103:50
Giới thiệu quần thể Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội)

Giới thiệu quần thể Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội)

Văn Miếu – Quốc Tử Giám là quần thể di tích đa dạng và phong phú hàng đầu của thành phố Hà Nội, nằm ở phía Nam kinh thành Thăng Long. Quần thể kiến trúc Văn Miếu – Quốc Tử Giám bao gồm: hồ Văn, khu Văn Miếu – Quốc Tử Giám và vườn Giám, mà kiến trúc chủ thể là Văn Miếu - nơi thờ Khổng Tử và Quốc Tử Giám - trường đại học đầu tiên của Việt Nam. Khu Văn Miếu – Quốc Tử Giám có tường gạch vồ bao quanh, phía trong chia thành 5 lớp không gian với các kiến trúc khác nhau. 

Mỗi lớp không gian đó được giới hạn bởi các tường gạch có 3 cửa để thông với nhau (gồm cửa chính giữa và hai cửa phụ hai bên). Từ ngoài vào trong có các cổng lần lượt là: cổng Văn Miếu, Đại Trung, Khuê Văn Các, Đại Thành và cổng Thái Học.[1] Với hơn 700 năm hoạt động đã đào tạo hàng nghìn nhân tài cho đất nước. Ngày nay, Văn Miếu-Quốc Tử Giám là nơi tham quan của du khách trong và ngoài nước đồng thời cũng là nơi khen tặng cho học sinh xuất sắc và còn là nơi tổ chức hội thơ hàng năm vào ngày rằm tháng giêng. Đặc biệt, đây còn là nơi các sĩ tử ngày nay đến "cầu may" trước mỗi kỳ thi.

Sep 26, 202105:41
Giới thiệu đền Kim Liên (Cao Sơn) - Đống Đa - Hà Nội

Giới thiệu đền Kim Liên (Cao Sơn) - Đống Đa - Hà Nội

Đền Kim Liên còn gọi là đền Cao Sơn, Đình Kim Liên, trước đây thuộc địa phận phường Kim Hoa, sau thuộc phường Đông Tác, huyện Thọ Xương, phủ Hoài Đức nay là phường Phương Liên, quận Đống Đa, Hà Nội. Đền thờ thần Cao Sơn.

Đền Kim Liên là ngôi đền linh thiêng trấn giữ ở phía Nam, nơi thờ thần Cao Sơn Đại Vương. Tương truyền thần là con trai của Lạc Long Quân và Âu Cơ, là một trong 50 người con theo mẹ lên núi, đã cùng Sơn Tinh chống lại Thuỷ Tinh mang lại bình yên cho nhân dân. Sau đó ngài xin vua cha về vùng đất hoang vu lập nghiệp (vùng đất nay là phường Phương Liên, quận Đống Đa, Hà Nội). 

Để ghi nhớ công ơn ngài, sau khi ngài mất dân đã lập đền để thờ ngài. Theo tài liệu lưu giữ tại đền, đền Kim Liên được vua Lý Thái Tổ cho xây dựng ngay sau khi lập kinh đô Thăng Long (1010) nhằm mục đích bảo vệ kinh thành mới ở hướng Nam.

Sep 25, 202103:14
Giới thiệu Chùa Láng, Đống Đa, Hà Nội

Giới thiệu Chùa Láng, Đống Đa, Hà Nội

Chùa Láng tọa lạc tại làng Láng. Láng hay Kẻ Láng là tên chữ  của làng Yên Lãng, nay thuộc phường Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội. Chùa Láng có nhiều nét đặc trưng riêng biệt, bởi đây là ngôi chùa thờ Phật, thờ Thánh, gắn với nhân vật nổi tiếng thời đại đó là Thiền sư Từ Đạo Hạnh.

Chùa Láng tọa lạc tại làng Láng. Láng hay Kẻ Láng là tên chữ của làng Yên Lãng, nay thuộc phường Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội. Chùa Láng nằm ngay sát trên đường chùa Láng của phường này. Chùa Láng được xây dựng từ thời vua Lý Thần Tông (1128 -1138) ở ngay trên nền nhà cũ của ông bà Từ Vinh thân sinh ra vị thiền sư nổi tiếng Từ Đạo Hạnh. Thiền sư Từ Đạo Hạnh từng tu tại chùa Phật Tích (Sài Sơn- Hà Nội) và theo sách Hoàn Long huyện chí, Từ Đạo Hạnh từng sang Tây Thiên học phép Phật, biết cưỡi mây, đạp nước, bay lên trời, chui xuống đất, kì diệu khôn lường. Sau khi Từ Đạo Hạnh lên núi Sài Sơn tu luyện, hóa thân đã đầu thai vào làm con trai của Sùng Hiền hầu, (em ruột Lý Nhân Tông) rồi được truyền ngôi vua là Lý Thần Tông.(1). Chùa Láng ngoài thờ Phật còn thờ Từ Đạo Hạnh và Lý Thần Tông.

Sep 25, 202106:04
Giới thiệu Thống đồng thời Trần (Quảng Ninh), Bảo Vật Quốc Gia Việt Nam

Giới thiệu Thống đồng thời Trần (Quảng Ninh), Bảo Vật Quốc Gia Việt Nam

Thống đồng thời Trần (Số đăng ký: BTQN 6124/ KL1079), hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Quảng Ninh, được công nhận là Bảo vật quốc gia tại Quyết định số 88/QĐ-TTg ngày 15/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ.

Thống có trọng lượng 15.000 gram, cao 37cm, đường kính miệng 42,5 -43,5cm, đường kính thân 45cm, đường kính đáy 37,5cm. Thống có dáng hình trụ, thành cong, gờ miệng phẳng, loe ngang; thân phình tang trống, đáy bằng. Thân đúc hai đôi quai nổi đối xứng qua thân, quai thống nằm giữa hai đường gờ nổi. Bám vào chân quai là bông hoa mai đúc nổi nhiều cánh, vừa có tác dụng gia cố, vừa mang tính chất trang trí. Trên thân thống khắc chìm bốn băng hoa văn, từ trên xuống dưới: hoa văn hình rồng, hoa văn hoa chanh, các chủ đề: vinh quy bái tổ, cảnh đấu vật, đấu kiếm, lễ hội, hoa văn cánh sen ở viền chân đế. Họa tiết hình rồng được trang trí chạy vòng quanh, gồm sáu họa tiết hình rồng được khắc bay ngược theo chiều kim đồng hồ.

Sep 19, 202101:51
Giới thiệu Bộ chóp tháp Champa Linh Thái (Huế) Bảo Vật Quốc Gia Việt Nam

Giới thiệu Bộ chóp tháp Champa Linh Thái (Huế) Bảo Vật Quốc Gia Việt Nam

Bộ chóp tháp Champa Linh Thái (Số đăng ký: 4815/Đ-146; 4816/Đ-147), hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế, được công nhận là Bảo vật quốc gia tại Quyết định số 88/QĐ-TTg ngày 15/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ.

- Chất liệu: Sa thạch

- Niên đại: Thế kỷ XII - XIII

Bộ chóp tháp Champa Linh Thái gồm có hai phần: Chóp tháp (cao 120cm, cạnh đáy 74cm x 74cm) và Bệ chóp tháp (cao 36cm, dài 95cm, rộng 95cm). Chóp tháp có màu xám nhạt, kiểu dáng hình nón, các cạnh từ đỉnh xuống đáy có các đường gờ cân đối dạng hình quả khế với tám múi cách đều nhau, thường được gọi là Chóp tháp hình múi khế, nhưng thực chất đây là biểu tượng của một búp sen cách điệu. Ở đoạn giữa của Chóp tháp, cách 2/3 từ dưới đáy lên có khoét bốn lỗ tròn, cách đều ở bốn phía, đường kính 4cm và sâu 5,5cm. Chóp tháp thu nhỏ dần về phía đỉnh, phần đế có các cạnh hình bát giác; giữa khoét một lỗ vuông, cạnh 37,5cm, sâu 9,4cm. Bệ chóp tháp được làm bằng sa thạch, màu xám nhạt, có dạng hình vuông. Bốn mặt thể hiện cách điệu tám cánh sen nở, bốn cánh lớn xen kẽ bốn cánh nhỏ tạo nên chân giá đỡ búp sen. Kích thước của các cạnh này tương ứng với tám cánh sen của đáy Chóp tháp nếu đặt chồng lên nhau. Mặt trên, ở giữa có đục lõm một hình vuông. Mặt dưới, ở giữa cũng khoét một lỗ gần vuông giống như mặt trên.

Sep 19, 202102:13
Giới thiệu 12 Bia Tiến sĩ, Văn Miếu, Bắc Ninh, Bảo Vật Quốc Gia Việt Nam

Giới thiệu 12 Bia Tiến sĩ, Văn Miếu, Bắc Ninh, Bảo Vật Quốc Gia Việt Nam

12 Bia Tiến sĩ, Văn Miếu, Bắc Ninh, được công nhận là Bảo vật quốc gia ngày 15/01/2020, có niên đại năm Kỷ Sửu, niên hiệu Thành Thái - 1889; hiện lưu giữ tại di tích Văn Miếu Bắc Ninh, phường Đại Phúc, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.

Văn Miếu, Bắc Ninh hiện còn lưu giữ 15 tấm bia đá, khắc nội dung phản ánh về truyền thống hiếu học, trọng đạo lý của tiền nhân. Trong số này có 12 tấm bia đề danh Tiến sĩ dựng đều tại hai nhà Tả vu, Hữu vu.

Nội dung 12 Bia Tiến sĩ Văn Miếu, Bắc Ninh ghi chép về khoa thi, họ tên, quê quán, học vị và chức tước của các vị Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa, Tiến sĩ của xứ Kinh Bắc xưa. 12 tấm bia này có kích thước như nhau (cao 110cm, rộng 75cm, dày 9cm), trán bia cong và được trang trí lưỡng long chầu nguyệt. Ở diềm bên trái của mỗi bia có ghi khắc vị trí đặt của bia đó trong nhà bia.

Sep 19, 202101:58
Giới thiệu Bia Sùng Chỉ bi kí (Hà Tĩnh), Bảo Vật Quốc Gia Việt Nam

Giới thiệu Bia Sùng Chỉ bi kí (Hà Tĩnh), Bảo Vật Quốc Gia Việt Nam

Niên đại: năm 1696; hiện lưu giữ tại đền thờ Hà Tông Mục, xã Tùng Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh

Bia Sùng Chỉ được dựng vào năm 1696 là hiện vật cổ quý hiếm, độc bản gắn với danh nhân Hà Tông Mục. Hiện trạng bia còn tương đối nguyên vẹn, chỉ bị phong hóa một ít về phía Đông

Theo ông Hà Văn Sỹ - người đại diện cho dòng họ Hà ở xã Tùng Lộc (Can Lộc), chủ sở hữu hợp pháp hiện vật bia Sùng Chỉ, căn cứ vào nội dung văn bia, gia phả họ Hà - Tùng Lộc và một số tài liệu lịch sử, bia được dựng vào năm Chính Hòa thứ 17 (1696) theo đề nghị của quan viên chức sắc và nhân dân 4 thôn (Mông Tiết, Trung Hậu, Vinh Phúc, Hựu Phúc), thuộc xã Tỉnh Thạch, huyện Thiên Lộc, phủ Đức Quang nhằm ghi nhận công lao sự nghiệp của Hà Tông Mục đối với đất nước và quê hương.

Sep 19, 202101:56
Giới thiệu Bảo Vật Quốc Gia Việt Nam: Bia "Ngự kiến Thiên Mụ tự" (Huế)

Giới thiệu Bảo Vật Quốc Gia Việt Nam: Bia "Ngự kiến Thiên Mụ tự" (Huế)

Bia "Ngự kiến Thiên Mụ tự", được công nhận là Bảo vật quốc gia ngày 15/01/2020, có niên đại năm 1715; hiện lưu giữ tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế, thuộc Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế

Bia “Ngự Kiến Thiên Mụ Tự” (bia linh mụ) của chúa Nguyễn Phúc Chu viết năm 1714, chữ còn rất rõ, bia rất đẹp, hiện để ở trong nhà bi tại chùa Thiên Mụ. Bia “Ngự Chế Thiên Mụ Tự, Phước Duyên Bảo Tháp bi” của vua Thiệu Trị viết, khắc và dựng năm Thiệu Trị thứ 6 (1843), hiện còn trong nhà bia ở chùa Thiên Mụ.

Bia “Ngự kiến Thiên Mụ Tự” của chúa Nguyễn Phúc Chu tại chùa Thiên Mụ gồm có 2 phần: Bia (cao 3,89m, rộng 1,68m, dày 0,25m) và đế bia (rùa đội bia dài 2,24m, rộng 1,65m, cao 0,66m; bệ bia mỗi cạnh dài 1,73m, cao 0,52m).

Sep 19, 202102:03
Giới thiệu Bảo Vật Quốc Gia Việt Nam: Đại Việt Lam Sơn Kính Lăng bi - Bia Lăng Vua Lê Túc Tông (Thanh Hoá)

Giới thiệu Bảo Vật Quốc Gia Việt Nam: Đại Việt Lam Sơn Kính Lăng bi - Bia Lăng Vua Lê Túc Tông (Thanh Hoá)

Bia Lăng Vua Lê Túc Tông (Số đăng ký: LK2010 CL.PĐ - Đđ 11/2), hiện lưu giữ tại Di tích lịch sử Lam Kinh, tỉnh Thanh Hóa, được công nhận là Bảo vật quốc gia tại Quyết định số 88/QĐ-TTg ngày 15/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ.

Bia rộng 1,8m, cao 2,6, dày 0,29m, trọng lượng khoảng 13 tấn. Bia Lăng Vua Lê Túc Tông dựng trên điểm cao của gò đất hướng Đông Nam, cách lăng mộ vua Lê Túc Tông khoảng 100m, thuộc quần thể Khu di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh, cách trung tâm Lam Kinh khoảng 4km về phía Đông, thuộc đội 1, xã Kiên Thọ, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa. Bia chia làm hai phần, thân bia và đế bia. Thân bia được làm bằng một tấm đá xanh nguyên khối. Toàn văn chữ Hán, khắc kiểu chữ Khải chân, khoảng 47 dòng 1.500 chữ, cuối văn bia có khắc bài minh ca ngợi công đức. Mặt trước và mặt sau trán bia được khắc rồng và hoa văn. Phần đế là hình tượng rùa dài 3,3m, rộng 2,95m, cao 0,43m.

Văn bia Đại Việt Lam Sơn Kính Lăng bi do bốn vị Tiến sĩ được Vua Lê Uy Mục giao sắc chỉ vâng mệnh hợp soạn - là văn bia hiếm hoi ở các bia thần đạo dựng ở Lam Kinh nói riêng, cả nước nói chung. Về giá trị mỹ thuật, Bia Đại Việt Lam Sơn Kính Lăng bi là một tác phẩm mang giá trị mỹ thuật cao từ thời Lê sơ hiện còn tới ngày nay. Nghệ thuật trang trí, điêu khắc bia công phu, đường nét chau chuốt, tỉ mỉ được thể hiện qua từng chi tiết, nét vẽ, nét đục chạm khắc, các họa tiết và bố cục cũng được suy tính cẩn thận. Bia Vua Lê Túc Tông đã có sự chuyển biến rõ rệt về phong cách nghệ thuật tạo hình thời Lê sơ.

Sep 19, 202101:41
Giới thiệu Bảo Vật Quốc Gia Việt Nam: Bia ma nhai ngự chế của Vua Lê Thái Tổ - Cao Bằng

Giới thiệu Bảo Vật Quốc Gia Việt Nam: Bia ma nhai ngự chế của Vua Lê Thái Tổ - Cao Bằng

Bia ma nhai ngự chế của Vua Lê Thái Tổ hiện lưu giữ trên vách núi Phia Tém, xã Bình Long, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng, được công nhận là Bảo vật quốc gia tại Quyết định số 88/QĐ-TTg ngày 15/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ.

Tính độc đáo còn ở chỗ làm thế nào để có thể thực hiện được việc khắc văn bia ngay trên vách đá cheo leo. Đây là tấm bia có niên đại sớm nhất trong số những tuyệt tác của Vua Lê Thái Tổ để lại. Việc Vua thân chinh đem quân đi chinh phạt tạo dựng nên một quốc gia kỷ cương, phép nước, khẳng định chủ quyền quốc gia ở vùng biên cương Tổ quốc.

Sep 19, 202101:50
Giới thiệu Bảo Vật Quốc Gia Việt Nam: Bia "Cổ Việt thôn Diên Phúc tự bi minh" - Hưng Yên

Giới thiệu Bảo Vật Quốc Gia Việt Nam: Bia "Cổ Việt thôn Diên Phúc tự bi minh" - Hưng Yên

Bia "Cổ Việt thôn Diên Phúc tự bi minh" là 1 trong số 18 tác phẩm di văn kim thạch thời Lý được Lê Quý Đôn ghi chép trong tác phẩm "Kiến văn tiểu lục". Bia do Nguyễn Công Diễm, gia khách của Thái úy Đỗ Anh Vũ khắc sau khi ngôi chùa được xây dựng xong.

Với Niên đại năm 1157, tấm bia là tài liệu quý, phần nào cho thấy diễn biến của nghệ thuật trang trí điêu khắc đá Việt Nam, góp phần lấp khoảng trống trong lịch sử mỹ thuật Việt Nam vào khoảng thời gian gần như trống vắng hoàn toàn các di tích nghệ thuật thời Lý kể từ sau bia chùa Linh Xứng (Thanh Hóa).

Sep 19, 202101:31
Giới thiệu Bảo Vật Quốc Gia Việt Nam: Tượng Mẫu Âu Cơ - Phú Thọ

Giới thiệu Bảo Vật Quốc Gia Việt Nam: Tượng Mẫu Âu Cơ - Phú Thọ

Tượng Mẫu đền Âu Cơ chứa đựng nhiều yếu tố của nghệ thuật cung đình, ngồi trên ngai vua với biểu tượng rồng, là biệt lệ độc nhất vô nhị, mang giá trị độc đáo so với những tượng Mẫu khác. Những yếu tố của Đạo, Phật, Nho trên pho tượng cũng thể hiện đặc điểm tín ngưỡng tôn giáo Việt Nam với sự song hành của ba tôn giáo.

Sep 19, 202101:33
Giới thiệu Bảo Vật Quốc Gia Việt Nam: Chuông Nhật Tảo

Giới thiệu Bảo Vật Quốc Gia Việt Nam: Chuông Nhật Tảo

Chuông Nhật Tảo là cổ vật độc bản, được xem là quả chuông duy nhất ở Thế kỷ X được phát hiện cho đến nay ở Việt Nam. Bài minh trên chuông có thể coi là một trong những sử liệu chữ viết sớm nhất của thời kỳ tự chủ trong lịch sử dân tộc được biết cho đến nay.

Sep 19, 202101:41
Giới thiệu Bảo Vật Quốc Gia Việt Nam: Tượng Phật Bà Quan Âm chùa Hội Hạ

Giới thiệu Bảo Vật Quốc Gia Việt Nam: Tượng Phật Bà Quan Âm chùa Hội Hạ

Tượng Phật Bà Quan Âm chùa Hội Hạ có kết cấu chia làm 3 phần: phần tượng Quan Âm 42 tay ngự trên đài sen, dưới là quỉ đội đài sen cùng các chi tiết phụ trợ như: Kim đồng, Ngọc nữ, đầu rồng ở giữa. phần bệ lục giác được chạm khắc tinh sảo với các mô típ điển hình như: chim thần garuda, rồng mây, rồng chạm dạng kỷ hà, cá hóa rồng…

Sep 19, 202101:57
Giới thiệu Bảo Vật Quốc Gia Việt Nam: Tượng đôi sư tử đá chùa - đền Bà Tấm

Giới thiệu Bảo Vật Quốc Gia Việt Nam: Tượng đôi sư tử đá chùa - đền Bà Tấm

Bảo Vật Quốc Gia, Tượng đôi sư tử đá chùa - đền Bà Tấm.

Niên đại: Thế kỷ XII. Tượng đôi sư tử đá, hiện đang lưu giữ tại Đền - chùa Bà Tấm, xã Dương Xá, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội, được công nhận là Bảo vật quốc gia ngày 15/01/2020

Tượng đôi sư tử đá chùa - đền Bà Tấm hiện được đặt tại tòa Tam bảo của chùa. Tượng sư tử bên phải: cao 104cm, rộng 130cm; Tượng sư tử bên trái: cao 104cm, rộng 136cm. Đây là hai bệ đặt tượng Phật tạo hình hai con sư tử, được nghệ nhân chú tâm diễn tả bộ mặt với thần thái uy nghi và sống động, mà không quan tâm tới hình thể, tạo nên một sự khác biệt, với sự pha trộn giữa tượng tròn và phù điêu, mà phù điêu vốn là một thế mạnh trong nghệ thuật điêu khắc thời Lý, ta đã được chiêm ngắm qua các lan can thành bậc và viền bia của thời đại này còn lại đến hôm nay.

Sep 19, 202102:20
Giới thiệu Bảo Vật Quốc Gia: Hai tượng Hộ pháp chùa Nhạn Sơn

Giới thiệu Bảo Vật Quốc Gia: Hai tượng Hộ pháp chùa Nhạn Sơn

Hai tượng Hộ pháp, Thế kỷ XII - XIII, đang lưu giữ tại Chùa Nhạn Sơn, xã Nhơn Hậu, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định được công nhận là Bảo vật quốc gia ngày 15/01/2020.

Sep 19, 202102:23