Skip to main content
Nam Vo Podcast

Nam Vo Podcast

By Nam Vo Podcast

Nơi chia sẻ những lời nói hay, câu chuyện hay của cuộc sống.
Available on
Google Podcasts Logo
Pocket Casts Logo
RadioPublic Logo
Spotify Logo
Currently playing episode

Hóa ra một người cô đơn không đáng sợ.

Nam Vo PodcastSep 14, 2021

00:00
03:17
Hóa ra một người cô đơn không đáng sợ.

Hóa ra một người cô đơn không đáng sợ.

Cô đơn là gì?
Cô đơn hay sự cô đơn (loneliness) là một trạng thái cảm xúc phức tạp và thường gây khó chịu nhằm đáp ứng lại với sự cách ly xã hội. Cô đơn thường bao gồm cảm giác lo lắng về sự thiếu kết nối hay giao tiếp với những người xung quanh. Bạn cũng có thể cảm nhận được sự cô đơn ngay cả khi bạn được bao quanh bởi nhiều người. Cô đơn là cảm giác mà ai trong chúng ta cũng đã và đang trải qua. Đó là thứ cảm giác rất đáng sợ, nếu nói không sợ cô đơn có lẽ bạn đang tự dối lòng mình. Dù mạnh mẽ đến đâu đi chăng nữa thì cũng sẽ có đôi lần bạn cảm thấy mình thật cô đơn, lạc lõng và cần có ai đó để sẻ chia nỗi niềm. Không bạn bè, không tình yêu là thứ cảm giác kinh khủng, lẻ loi và chán nản đầy tuyệt vọng. Chọn cô đơn không có gì là sai cả nhưng bạn đừng chìm quá sâu vào nỗi cô đơn, lạc lõng. Dù gì đi nữa, yêu thương nhau vẫn tốt hơn là phải một mình vui rồi lại buồn. Nếu bạn đang cô đơn, hãy chờ đợi, chắc chắn một mối quan hệ tuyệt vời rồi cũng sẽ tìm đến bạn.

Hãy yêu thương bản thân nhiều hơn, đừng mãi chôn vùi bản thân vào sự cô đơn, nhưng cũng đừng chọn giấu cô đơn để đeo lên mình lớp mặt nạ quá phô trương, như thế chỉ làm bạn thêm mỏi mệt mà thôi.
Sep 14, 202103:17
Vì sao những người học kém lại thành công và sớm nổi tiếng hơn người học giỏi?

Vì sao những người học kém lại thành công và sớm nổi tiếng hơn người học giỏi?

Những học sinh, sinh viên cá biệt thường được quy về theo một đặc điểm chung: điểm kém, ít khi thấy mặt trên thư viện và thường tìm kiếm những kỹ năng chẳng chút hữu dụng với môi trường giao dục tiêu chuẩn. Nhưng trên đường đời, họ lại là nhóm dễ thành công, sớm nổi tiếng và kiếm tiền nhiều hơn những sinh viên giỏi.
Sep 13, 202103:16
6 quý nhân thường xuất hiện trong cuộc đời mỗi người.

6 quý nhân thường xuất hiện trong cuộc đời mỗi người.

Trong sự nghiệp, bạn có thành quả tố hay không, điều này phần lớn phụ thuộc vào nỗ lực của chính bạn.
Tuy nhiên, ở nơi làm việc của bạn, thường sẽ có 6 kiểu người là quý nhân của bạn, họ có ảnh hưởng lớn đến con đường thành công của bạn. Hãy tinh tế nhận biết, biết ơn và đối xử thật tốt nếu may mắn gặp được họ.
Sep 13, 202103:38
Những câu nói hay về cuộc sống gia đình hạnh phúc đáng ngưỡng mộ.

Những câu nói hay về cuộc sống gia đình hạnh phúc đáng ngưỡng mộ.

Gia đình là niềm hi vọng, tự hào và là điểm tựa vững chắc trong cuộc sống của mỗi chúng ta. Dù đi đâu, làm gì thì bạn cũng nghĩ về gia đình của mình là nơi nuôi nấng tuổi thơ của các bạn, hãy đọc những câu nói hay về cuộc sống gia đình mà bao nhiêu người đang mơ ước dưới đây để thấu hiểu những gì mà tôi muốn nói.
Sep 12, 202102:40
Những câu nói hay về cuộc sống mưu sinh vất vả, bon chen.

Những câu nói hay về cuộc sống mưu sinh vất vả, bon chen.

Cuộc sống mưu sinh không đơn giản như chúng ta vẫn thường nghĩ, có nhiều điều mà bạn cần cố gắng hơn để vượt qua những khó khăn trong cuộc sống mà bạn gặp phải. Dưới đây là những câu nói hay về cuộc sống mưu sinh vất vả, bon chen trong xã hội này mà bạn nên đọc.
Sep 12, 202110:34
Đức Phật hỏi "Đời người dài bao lâu"?

Đức Phật hỏi "Đời người dài bao lâu"?

Theo bạn, cuộc đời của mỗi con người chúng ta dài được bao nhiêu? Nếu chưa chắc chắn được câu hỏi này thì có lẽ bài viết dưới đây là dành để tặng bạn.
Sep 12, 202104:55
Người đàn ông bệnh tật đầy mình đến tìm Đức Phật.

Người đàn ông bệnh tật đầy mình đến tìm Đức Phật.

Đến tìm Đức Phật để hỏi về Phật pháp, song người đàn ông cảm thấy như mình đang được lắng nghe lời khuyên của một vị lương y.
Sep 12, 202104:10
10 bài học từ những lời dạy của Đức Phật.

10 bài học từ những lời dạy của Đức Phật.

Những bài học được đúc kết ngắn gọn từ những lời răn dạy dễ hiểu và sâu sắc của Đức Phật hẳn sẽ giúp ích cho bạn trong cuộc sống đầy biến động và thử thách này.

Siddhartha Gautama (hay Tất Đạt Đa Cồ Đàm), sống vào khoảng thế kỷ thứ 5 TCN, sinh ra ở nơi mà ngày nay thuộc Ấn Độ, từ nhỏ đã mang thân phận Thái tử cao quý, có cuộc sống nhung lụa chẳng thiếu thứ gì.

Thế nhưng, Ngài đã từ bỏ danh phận và ngôi vị để đi theo Phật giáo, tu hành đắc đạo, trở thành Phật để giúp con người thoát khổ, có cuộc sống vô ưu và tìm được những giá trị đích thực của cuộc sống.

Trong suốt những năm tháng bôn ba khắp nơi để cứu giúp dân chúng, Ngài đã chứng kiến biết bao cảnh đời, bao sự trái ngang, đau khổ. Với mỗi một người tìm đến Ngài để xin giúp đỡ, Ngài lại đưa ra cho họ những gợi ý, những lời khuyên khác nhau.
Sep 12, 202105:04
Những câu nói hay về cuộc sống hàng ngày đáng đọc nhất.

Những câu nói hay về cuộc sống hàng ngày đáng đọc nhất.

Cuộc sống luôn có những cung bậc cảm xúc mà bất cứ ai trong đời cũng trãi qua từ hạnh phúc, đau khổ, vui buồn, giận hờn, yêu thương, hy vọng, thất vọng… Dưới đây là những câu nói hay về cuộc sống hàng ngày phản ánh chân thật nhất về những thứ to nhỏ trong cuộc đời của chúng ta mà chắc chắn ai cũng phải trải qua. Nếu có thời gian bạn hãy đọc và suy ngẫm những câu nói hay về cuộc sống này để hiểu rõ và giúp bạn vượt qua một cách dễ dàng hơn.

Cuộc sống không phải lúc nào cũng màu hồng như mình muốn, những bước ngoặc thăng trầm trong cuộc sống mà chúng ta trải qua không phải lúc nào cũng đẹp. Nếu có thời gian thì bạn hãy đọc những câu nói hay về cuộc sống để rút ra được nhiều kinh nghiệm cho mình.
Sep 12, 202106:02
Giải mã thần thông của Mục Kiền Liên và vì sao Tôn giả Mục Kiền Liên bị sát hại ?

Giải mã thần thông của Mục Kiền Liên và vì sao Tôn giả Mục Kiền Liên bị sát hại ?

Mục Kiền Liên không những là vị thần thông đệ nhất, bản tính rất năng động mà còn là một vị hiếu đạo hơn hết. Một hôm nhớ mẹ, tôn giả vận dụng thần thông đi khắp mọi nơi để tìm mẹ. Theo Tích truyện Pháp cú, dẫn tích chuyện Tôn giả Đại Mục-kiền-liên trong quá khứ cho các kệ 137,138,139,140 thì: Trong một tiền kiếp, Mục-kiền-liên phạm tội dàn cảnh bị cướp để hại cha mẹ, nên nhiều kiếp chịu quả báo bị cướp giết hại. Kiếp này dư báo hãy còn, trước khi nhập Niết-bàn, Tôn giả phải trả nốt quả báo xấu đó. Như vậy, có thể xác định bất hiếu là nhân chính trong quá khứ để Tôn giả Đại Mục-kiền-liên phải trả báo trong kiếp này.

Trong đời hiện tại, Tôn giả Đại Mục-kiền-liên đã chứng đắc Thánh quả A-la-hán, lậu hoặc đã đoạn tận nên Ngài không tạo nghiệp. Tuy nhiên, vì dư báo ác đời trước vẫn còn nên Ngài bị chọn làm đối tượng để bọn người xấu tấn công. Dù Ngài là bậc thần thông đệ nhất nhưng vẫn không ngăn được nghiệp quả xấu ác khi đã chín muồi. Vì thế Ngài chấp nhận trả quả, và bị những kẻ xấu giết hại.

Sách Mi-tiên vấn đáp đã luận giải rõ hơn về cái chết của Tôn giả Mục-kiền-liên: “Khi nghiệp trổ quả, bọn cướp mới ra tay được; khi nghiệp chưa trổ quả thì một vạn lần như bọn cướp ấy có thể làm gì trước thần thông bất khả tư nghì của Ngài” (HT.Giới Nghiêm dịch).
Sep 11, 202108:20
Tôn giả Mục Kiền Liên - Đệ tử thần thông đệ nhất của đức Phật.

Tôn giả Mục Kiền Liên - Đệ tử thần thông đệ nhất của đức Phật.

Tôn giả Mục Kiền Liên là người đã đắc chứng A La Hán, quả vị cuối cùng trong Tứ Thánh Quả cùng với sự giải thoát và giác ngộ viên mãn. Phẩm hiệu của ngài là “Thần thông đệ nhất” trong hàng Thanh Văn đệ tử của đức Phật. Trong Kinh Pháp Hoa phẩm thứ 6, đức Phật đã thọ ký cho ngài danh hiệu “Đa Ma La Bạt Chiên Đàn Hương Phật”.
Sep 11, 202106:52
Vị trí phong thủy tốt nhất của 1 con người nằm ở đâu?

Vị trí phong thủy tốt nhất của 1 con người nằm ở đâu?

Nếu nói chân thành là mỹ đức đẹp nhất đời người thì lương thiện chính là phong thủy tốt nhất đời người.
Sep 11, 202104:28
THẬP ĐẠI ĐỆ TỬ PHẬT - Tôn Giả Ưu Ba Ly Upali Trì Giới Đệ Nhất.

THẬP ĐẠI ĐỆ TỬ PHẬT - Tôn Giả Ưu Ba Ly Upali Trì Giới Đệ Nhất.

Upāli là một nhà sư, một trong mười đệ tử chính của Đức Phật và, theo các văn bản Phật giáo thời kỳ đầu, là người phụ trách việc trì tụng và xem xét kỷ luật tu viện trong Hội đồng Phật giáo đầu tiên. Upāli xuất thân là một thợ cắt tóc Shudra thuộc đẳng cấp thấp.
Sep 11, 202118:34
THẬP ĐẠI ĐỆ TỬ PHẬT - Tôn Giả Phú Lâu Na Purana - Thuyết Pháp Đệ Nhất.
Sep 11, 202109:20
THẬP ĐẠI ĐỆ TỬ PHẬT - Tôn Giả Tu Bồ Đề Subhuti - Giải Không Đệ Nhất

THẬP ĐẠI ĐỆ TỬ PHẬT - Tôn Giả Tu Bồ Đề Subhuti - Giải Không Đệ Nhất

Tôn Giả Tu Bồ Đề
Subhuti - Giải Không Đệ Nhất
Qua 45 năm thuyết pháp, tùy theo căn cơ trình độ của chúng sinh Đức Phật đã nói rất nhiều vấn đề. Từ những vấn đề đó sau khi Phật vào Niết Bàn, giáo đoàn chia thành nhiều bộ phái và có nhiều quan đIểm khác nhau, nhưng không ngoài hai phái chính yếu là Nam Tông và Bắc Tông. Nam tông theo hệ kinh Pali, Bắc Tông theo hệ kinh Sanskrit. Trung tâm và cơ bản của Bắc tông là Bát Nhã (Praijrà). Trung Quốc dịch là Tuệ, Trí tuệ, Không trí. Trí tuệ của Bát Nhã không phải là thế trí biện thông, mà là loại trí tuệ siêu thiện ác vô phân biệt.

Trong bản chất trí tuệ nầy thanh tịnh và vắng lặng, trong suốt như hư không, cho nên gọi là không trí có nghĩa là trí tuệ hiểu về tánh không của các pháp, vì các pháp hiện tượng vốn là duyên sinh cho nên tự thể nó là không, thảy đều giả hữu, hết thảy đều vô ngã, sâu xa. Tánh này không thật sâu xa huyền diệu, ngôn thuyết không diễn tả hết, tâm tư cũng khó hiểu thấu, vì không mà có, có mà không, nói theo lý Bát Nhã là chân không diệu hữu. Khi Phật nói kinh Bát Nhã trong số 1.250 vị đại A La Hán nói chung, 10 đại đệ tử nói riêng, người thấu hiểu không trí hơn hết là Tu Bồ Đề, bậc Giải Không Đệ Nhất. Nguồn tham khảo thêm:
thuvienhoasen.org/p53a10442/08-ton-gia-tu-bo-de-giai-khong-de-nhat
Sep 11, 202112:38
Chuyện về đại đệ tử Tôn giả A Na Luật có “thiên nhãn đệ nhất” của đức Phật.

Chuyện về đại đệ tử Tôn giả A Na Luật có “thiên nhãn đệ nhất” của đức Phật.

Tôn giả A Na Luật sinh ra trong dòng dõi vua chúa. Khi tuổi còn nhỏ, A Na Luật có thiên tư hoạt bát và rất thông minh mẫn tiệp. Trong hàng đệ tử Ngài là Đệ Nhất Thiên Nhãn. Sau khi Đức Phật nhập diệt thì tôn giả cùng với 500 vị đại A La Hán lo kết tập kinh điển trong núi Kỳ Xà Quật.
Sep 11, 202106:58
THẬP ĐẠI ĐỆ TỬ PHẬT - Tôn Gỉả A Na Luật ANIRUDHA Thiên Nhãn Đệ Nhất

THẬP ĐẠI ĐỆ TỬ PHẬT - Tôn Gỉả A Na Luật ANIRUDHA Thiên Nhãn Đệ Nhất

Sau khi thành đạo Đức Phật xuống núi, đi giáo hóa khắp nơi, Đức Phật cũng không quên trở về thành Ca Tỳ La Vệ thuyết pháp cho hàng vương tôn công tử, và đã khuyến hóa được nhiều thân thuộc xuất gia. Trong số 7 vương tử đi xuất gia có A Na Luật là bậc Thiên Nhãn Đệ Nhất.
Sep 11, 202111:59
Nguyên nhân Tôn giả A-Nan đắc Thánh quả muộn màng.

Nguyên nhân Tôn giả A-Nan đắc Thánh quả muộn màng.

Mặc dù là thị giả kề cận bên Đức Phật Thích Ca Mâu Ni hằng ngày nhưng Tôn giả A-Nan-Đà (A-Nan) là người chứng quả A-La-Hán rất muộn, mãi sau khi Đức Phật đã nhập Niết bàn.
Sep 11, 202104:54
THẬP ĐẠI ĐỆ TỬ PHẬT - Tôn Giả A Nan Đà Anada - Đa Văn Đệ Nhất

THẬP ĐẠI ĐỆ TỬ PHẬT - Tôn Giả A Nan Đà Anada - Đa Văn Đệ Nhất

Trong hàng Thánh chúng hay thập đại đệ tử của Đức Phật, A Na Đà (Ananda) là vị trẻ nhất. Tôn giả là vị luôn luôn túc trực bên cạnh Phật, Tôn giả là vị có nhiều đặc điểm nhưng điểm đặc biệt nhất của Ngài là trí nhớ. Tôn giả nhớ hết tất cả kinh điển do Phật tuyên giảng. Bởi thế Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi có kệ khen tặng A Nan rằng:

Tướng như thu mãn nguyện

Nhãn tợ thanh liên hoa

Phật pháp như đại hải

Lưu nhập A Nan tâm.

Dịch là: Tướng giống trăng thu đầy

Mắt giống hoa sen xanh

phật Pháp như biển rộng

Rót vào tâm A Nan.

Tôn giả được Đức Phật và thánh chúng suy tôn là vị Đa Văn Đệ Nhất.
Sep 11, 202118:48
THẬP ĐẠI ĐỆ TỬ PHẬT - Tôn Giả Ca Chiên Diên Katyayana - luận Nghị Đệ Nhất

THẬP ĐẠI ĐỆ TỬ PHẬT - Tôn Giả Ca Chiên Diên Katyayana - luận Nghị Đệ Nhất

TÔN GIẢ CA CHIÊN DIÊN (KATYAYANA - KACCAYANA, KACCANA) - (VỊ LUẬN SƯ LỖI LẠC NHẤT). Ngày xưa để được gọi là một nhà nho đúng nghĩa, ngoài thông hiểu tứ thư, ngũ kinh, biết làm thơ phú, nhà nho còn phải biết thêm bốc, y, lý và số. Về Phật giáo để được toàn bích ngoài thông hiểu nội điển, một tăng sĩ cần phải biết thêm Thanh minh, Nhân minh, Công xảo minh và Y phương minh gọi chung là Ngũ Minh. Nếu không được như thế, tối đa cũng phải biết 4 hoặc 3, tối thiểu phải biết hai minh. Vì trong khi truyền đạo, dù thuộc kinh điển nhưng trình bày không mạch lạc, khúc chiết, lý luận không biện chứng, logic, thì khó mà thuyết phục được người nghe.
Sep 11, 202115:41
THẬP ĐẠI ĐỆ TỬ PHẬT - Đức Mục Kiền Liên Manda Galỳayana - Thần Thông Đệ Nhất

THẬP ĐẠI ĐỆ TỬ PHẬT - Đức Mục Kiền Liên Manda Galỳayana - Thần Thông Đệ Nhất

Mục-kiền-liên
là một vị A la hán có lòng hiếu thảo, bao dung và đức độ. Mục-kiền-liên (tiếng Pali: Moggallāna; Tạng ngữ: མོའུ་འགལ་གྱི་བུ་, chữ Hán: 目犍連; tên Latinh hóa: Maudgalyayana, Mahamaudgalyayana hay Mahāmoggallāna) hay gọi tắt là Mục-liên (目連) (568—484 TCN) là một vị Tỳ-kheo của Phật giáo trong thời kỳ Phật Thích-ca Mâu-ni tại thế. Cùng với tôn giả Xá-lợi-phất, Mục-kiền-liên là một trong 2 đệ tử hàng đầu của Phật Thích-ca và được Đức Phật giao trọng trách Thống Lĩnh Tăng Đoàn sau khi Ngài chứng A La Hán, quả vị cuối cùng trong Tứ Thánh Quả. Ông đã đắc quả A-la-hán và trở nên nổi tiếng là bậc "Thần thông đệ nhất" (Manda Galỳayana) trong hàng Thanh văn đệ tử của Đức Phật. Theo các ghi chép Phật giáo thì Mục-kiền-liên chào đời tại một ngôi làng nhỏ gần kinh đô Patna của vương quốc Magadha, nay thuộc tiểu bang Bihar, Ấn Độ. Ông được cho là thuộc dòng dõi Mudgala, tức là "Thiên văn gia". Tầng lớp Mudgala thuộc một giai cấp quý tộc, được tôn kính và giàu có, vì vậy Mục Kiền Liên từ nhỏ đã sống trong nhung lụa, không thiếu thốn bất cứ món gì và được hưởng một nền giáo dục hoàn chỉnh theo truyền thống Bà la môn giáo.

Tuy nhiên, trong một lần cùng người bạn Xá-lợi-phất (Upatissa) đi dự hội "Hội Sơn Thần" (trước tế lễ thần núi, sau để dân chúng có một dịp liên hoan vui thú), ông chợt ngộ ra và tâm tưởng về Tử Biệt Sinh Ly giữa cuộc đời và cứu rỗi. Từ đó, hai người quyết định tìm đường Giải thoát, sống một cuộc sống đời làm Đạo sĩ, thoát ly gia đình, thoát bỏ sợi dây giai cấp của Bà la môn. Trên bước đường cầu đạo, ông cùng Xá-lợi-phất đã thỉnh giáo nhiều đạo sĩ cao nhân, tiếp thu nhiều tư tưởng triết học khác nhau. Một số chủ trương hẳn thuyết Vô Ðạo Ðức (đạo đức là sự vô ích) một số khác đề cao thuyết Ðịnh Mệnh, và một số khác truyền bá tư tưởng Duy vật. Tuy nhiên, cả hai đều tìm ra những khiếm khuyết của các giáo thuyết, vì vậy không để tâm nghiên cứu và tiếp tục tìm kiếm.

Vào khi cả Mục-kiền-liên và Xá-lợi-phất đã khoảng bốn mươi tuổi, bấy giờ, Phật Thích-ca Mâu-ni vừa cho phép đoàn đệ tử đầu tiên gồm 60 người, đều là những người biết nhiều hiểu rộng, khai môn thực hiện việc truyền bá giáo lý trong dân chúng[3]. Riêng Đức Phật thì đích thân đến thành Vương Xá (Rājagaha) để tiếp độ vị vua nước Ma-kiệt-đà tên là Tần-bà-sa-la (Bimbisara) và nhận lãnh ngôi Tịnh xá Trúc Lâm (Veluvana Vihàra) do vua dâng cúng.

Khi Phật đang có mặt tại ngôi chùa này thì Mục-kiền-liên và Xá-lợi-phất vừa quay về thành Vương Xá, tạm thời ngụ trong viện của Đạo sĩ Sànjaya. Một lần khi ra phố, Xá-lợi-phất vô tình gặp gỡ với Trưởng lão A-thuyết-thị (tiếng Pali: Assaji, tiếng Phạn: Asvajit), một trong những vị đệ tử đầu tiên của Phật Thích Ca. Được Assaji khai ngộ về khái niệm Tứ diệu đế, Xá-lợi-phất liền đắc Pháp nhãn (Dhamma Cakkhu) trong tâm thức chứng quả Nhập Lưu, Tu Ðà Hườn (Sotàpatti). Sau khi về nơi trọ, ông thuật lại cho Mục-kiền-liên nghe.

Cũng như Xá-lợi-phất, Mục-kiền-liên nhanh chóng giác ngộ con đường đạo mà ông tìm kiếm bấy lâu nay. Từ đó, 2 ông kiên định con đường đạo, gia nhập Tăng đoàn và trở thành một trong những Thánh nhân nổi tiếng bật nhất được ghi nhận trong Lịch sử Phật giáo.
Sep 11, 202114:57
THẬP ĐẠI ĐỆ TỬ PHẬT - Ngài Xá Lợi Phất Sariputra - Trí Tuệ Đệ Nhất

THẬP ĐẠI ĐỆ TỬ PHẬT - Ngài Xá Lợi Phất Sariputra - Trí Tuệ Đệ Nhất

Từ xưa đến nay, từ đông sang tây, đa phần các tôn giáo đều thiên về đức tin, riêng Phật giáo thì ngược lại, chỉ tin là khi đã dùng lý trí xét đoán, nói khác hơn Phật giáo thiên về trí tuệ. Bởi thế thông thường, Đạo Phật được gọi là đạo Trí Tuệ, đạo Giác Ngộ, đạo Bồ Đề. Đức Phật là một con người đã đạt đến đỉnh cao của trí tuệ, giác ngộ hoàn toàn. Người theo đạo Phật cần cầu trí giác cao tột của Phật Đà. Thời Phật còn tại thế, những đệ tử của Phật đều chứng Thánh quả. Trong số 1.250 vị, có mười vị đạt đến địa vị ưu tú bậc nhất, goị là mười vị đại đệ tử, gọi chung là Thánh Chúng. Đứng đầu là Ngài Xá Lợi Phất, Trí Tuệ Đệ Nhất.
Sep 11, 202123:51
TRƯỞNG LÃO ĐẠI CA DIẾP (MAHA KASYAPA) - ĐẦU ĐÀ ĐỆ NHẤT

TRƯỞNG LÃO ĐẠI CA DIẾP (MAHA KASYAPA) - ĐẦU ĐÀ ĐỆ NHẤT

Khi còn tại thế, trong 45 năm thuyết pháp với hơn 300 hội, Đức Phật để lại 8 vạn 4 ngàn pháp môn. Tùy căn cơ, trình độ hoàn cảnh, người hành giả có thể chọn tu theo một trong những pháp môn đó, có người chuyên tu thiền định, có người niệm Phật, tụng kinh, có người trì luật, có người tu phước bố thí, có người trì bình khất thực... Với tất cả hành trì, theo Phật hạnh nào cũng đáng kính nể, quý trọng. Trong số các Thánh chúng, Ma Ha Ca Diếp là người dốc lòng giữ gìn phạm hạnh, nên được Phật và Thánh chúng tôn xưng là bậc Đầu Đà Đệ Nhất.
Sep 11, 202119:10
Đường tu khổ hạnh của Tôn giả Ma Ha Ca Diếp

Đường tu khổ hạnh của Tôn giả Ma Ha Ca Diếp

Tôn giả Ma Ha Ca Diếp (tên gọi khác là Ma Ha, Đại Ca Diếp) là một trong thập đại đệ tử của Tất Đạt Đa Cồ Đàm và là người tổ chức và chỉ đạo đại hội kết tập kinh điển Phật giáo lần thứ nhất. Ma Ha Ca Diếp nổi tiếng có hạnh Ðầu đà (tu khổ hạnh) nghiêm túc nhất và là người đứng đầu Tăng già sau khi Tất Đạt Đa Cồ Đàm mất.
Sep 11, 202108:52
THẬP ĐẠI ĐỆ TỬ PHẬT - Trưởng Lão Đại Ca Diếp 
Maha Kasyapa - Đầu Đà Đệ Nhất

THẬP ĐẠI ĐỆ TỬ PHẬT - Trưởng Lão Đại Ca Diếp Maha Kasyapa - Đầu Đà Đệ Nhất

Ma-ha-ca-diếp. Ma ha ca diếp (tiếng Phạn: महाकश्यप, Mahākāśyapa, Mahakassapa) còn gọi là Tôn giả Ca Diếp hay Đại Ca Diếp là một người Bà la môn xứ Ma Kiệt Đà, cha tên Ẩm Trạch, mẹ tên Hương Chí. Ông là một trong thập đại đệ tử của Tất đạt đa Cồ đàm (Phật Thích Ca), và cũng là người tổ chức, chỉ đạo đại hội kết tập kinh điển Phật giáo lần thứ nhất, nhờ vậy mà Tam tạng pháp bảo của đạo Phật còn được lưu truyền cho đến ngày nay. Ma ha ca diếp nổi tiếng có hạnh Ðầu đà (tu khổ hạnh) nghiêm túc nhất và là người đứng đầu Tăng già sau khi Tất đạt đa Cồ đàm mất. Phật Thích Ca là người khai sinh và truyền bá đạo Phật, còn người kế thừa di sản của Phật để truyền lại cho đời sau chính là tôn giả Ca Diếp vậy.
Sep 11, 202137:04
Đạo Phật là gì, Đạo Phật có phải là tôn giáo không?

Đạo Phật là gì, Đạo Phật có phải là tôn giáo không?

Danh từ Đạo Phật "Buddhism" là một danh từ của người phương Tây dùng để gọi một tôn giáo xây dựng trên nền tảng các lời dạy của Đức Phật. Tuy nhiên, tại các quốc gia Nam Á và Đông Nam Á, danh từ thường dùng là "Buddha-Sasana", có nghĩa là lời dạy của Đức Phật, Phật pháp hay Phật Giáo.

Hỏi: Đạo Phật là gì?

Đáp:

Danh từ Đạo Phật "Buddhism" là một danh từ của người phương Tây dùng để gọi một tôn giáo xây dựng trên nền tảng các lời dạy của Đức Phật. Tuy nhiên, tại các quốc gia Nam Á và Đông Nam Á, danh từ thường dùng là "Buddha-Sasana", có nghĩa là lời dạy của Đức Phật, Phật pháp hay Phật Giáo.

Từ Buddha được phiên âm ra tiếng Việt là Bụt hay Phật, không phải là tên riêng. Đó là một quả vị, có nghĩa là người Giác ngộ, người Tỉnh thức, hoặc là người Biết như thật, là người đã hoàn toàn giải thoát, không còn bị sinh tử luân hồi. Tên riêng của Đức Phật là Sĩ-Đạt-Đa Cồ-Đàm (Siddhattha Gotama). Tuy nhiên, ngày nay có rất ít người dùng tên gọi nầy. Chúng ta thường gọi Ngài là Đức Phật. Phật giáo bắt nguồn từ Ấn Độ vào hơn hai ngàn năm trăm năm trước, khi Ngài Sĩ-Đạt-Đa Cồ-Đàm, hay Đức Phật, tự mình giác ngộ vào lúc 35 tuổi. Sau khi Ngài Niết Bàngần hai trăm năm mươi năm thì Phật giáo trở thành tôn giáo mang tính thế giới, do công của vua A Dục đã lập những đoàn truyền giáo mang giáo lý Phật truyền sang Á Châu và một số quốc gia Châu Âu.

Hỏi: Đạo Phật có phải là một Tôn giáo không?

Đáp:

Đối với nhiều người, Phật Giáo không phải chỉ là một tôn giáo mà còn có thể xem nhưlà một triết học, hay đúng hơn là "một lối sống". Gọi Phật Giáo là một triết học, vì danh từ "triết học – philosophy " - bắt nguồn từ hai chữ "philo" nghĩa là "tình thương" và "Sophia" nghĩa là "trí tuệ". Do vậy - triết học, nói gọn là tình thương và trí tuê. Với ý nghĩa nầy, không thể không cho rằng Phật Giáo là một triết học được vì Phật Giáo là đạo từ bi và trí tuệ. Tuy nhiên, Phật giáo không thể hoàn toàn được xem như một triết học. Triết học liên quan chính yếu đến sự tìm hiểu biết và không chú trọng đến phần thực hành, trong khi đó Phật Giáo đặc biệt quan tâm đến sự thực hành và chứng ngộ. Có nhiều người cho rằng Phật giáo siêu việt trên cả triết học và tôn giáo. Nguồn tham khảo:
phatgiao.org.vn/dao-phat-la-gi-dao-phat-co-phai-la-ton-giao-khong-d32343.html
Sep 11, 202102:17
Đức Phật là ai và Đức Phật có phải là “Thượng đế” không?

Đức Phật là ai và Đức Phật có phải là “Thượng đế” không?

Một trong những nhầm lẫn cơ bản của nhiều người ở Việt Nam, trong đó có nhiều Phật tử, là họ cho rằng Đức Phật không có thật, Đức Phật là “Thượng đế” ở trên Trời. Thực tế, Đức Phật là một nhân vật có thật, một con người bằng xương bằng thịt.
Sep 11, 202112:47
Da Du Đà La người vợ nhiều kiếp của Đức Phật là ai?

Da Du Đà La người vợ nhiều kiếp của Đức Phật là ai?

Da-du-đà-la (tiếng Phạn: Yaśodharā, tiếng Nam Phạn: Yasodharā, chữ Hán: 耶输陀罗) được kinh điển Phật giáo ghi nhận là vợ của Tất-đạt-đa Cồ-đàm, người sau này trở thành Phật và khai sinh ra Phật giáo . Yasodharā về sau cũng xuất gia thành Tì-khâu-ni và đắc quả A-la-hán. Tính theo năm sinh của Đức Phật,Yasodharā sinh vào năm 624 TCN (bà sinh cùng năm với Phật) và nhập niết bàn vào năm 545 TCN (trước Phật 1 năm).
Sep 11, 202108:37
Vì sao Đức Phật Thích Ca Mâu Ni lấy vợ, sinh con?

Vì sao Đức Phật Thích Ca Mâu Ni lấy vợ, sinh con?

Một trong những điều "đặc biệt" xung quanh cuộc đời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là trước khi chứng đắc thành chánh đẳng giác, khi đó Ngài là Thái tử Tất Đạt Đa Cồ Đàm đã cưới một người vợ xinh đẹp và có một con trai với bà, công chúa Da Du Đà La. Việc này hiểu như thế nào?
Sep 11, 202106:22
Đức Phật nói: Đời người có 4 thứ không tồn tại vĩnh cửu.

Đức Phật nói: Đời người có 4 thứ không tồn tại vĩnh cửu.

Biết được đó là những việc gì, chúng ta sẽ không còn quá thống khổ, đau đớn khi không thể níu kéo được chúng. Đức Phật nghe xong nói với ông rằng, trên đời có 4 điều không tồn tại vĩnh cửu:

Thứ nhất, mọi thứ đều là vô thường

Túng quẫn tìm bạn vay 3 đấu gạo nhưng bị từ chối, phản ứng của người đàn ông khiến ai cũng phải suy ngẫm
Nghĩa là bất cứ việc gì tồn tại trên đời này đều không phải bất biến, không thể mãi giữ nguyên trạng thái ban đầu được. Nó lúc nào cũng biến đổi, bản chất sẽ dần thay đổi và cuối cùng sẽ biến mất.

Ví như cơ thể chúng ta lúc nào cũng đang trong quá trình trao đổi chất, trải qua sinh lão bệnh tử, cuối cùng biến mất khỏi cõi đời này. Núi sông, trời đất, trái đất, vũ trụ… tất cả đều đang trải qua quá trình “thành, trụ, hoại, không” và “sinh, trụ, dị, diệt”.

Thứ hai, giàu có không kéo dài mãi mãi

Nghĩa là cho dù con người có giàu sang phú quý đến thế nào thì đến cuối cùng cũng sẽ có lúc suy thoái.

Người xưa có câu: “Không ai giàu quá ba đời”, trừ khi họ đời đời làm việc thiện, tích đức thì mới có thể giữ gìn được vinh hoa phú quý cho đời con cháu.

Nhưng người thường chúng ta đều có lòng tham, có rồi lại muốn có nhiều hơn nữa, có nhiều rồi lại muốn có mãi mãi. Cho nên, không muốn cho đi thì giàu có cũng không thể tồn tại mãi mãi được.

Thứ ba, tụ hợp thì tất sẽ có biệt ly

Lục thân (cha, mẹ, vợ, chồng, anh, em) ở cùng một chỗ hoặc là bạn bè người thân đã gặp gỡ hẳn sẽ có ngày phải chia cách, nên mới có câu “không có gia đình nào không có sự chia ly”

Đặc biệt là sự cách biệt thế hệ, vì con cái sau khi trưởng thành thường rời xa quê hương, tự bươn trải ngoài đời để kiếm sống. Cho dù cha mẹ và con cái có sinh sống cùng nhau thì đến một ngày nào đó, cũng sẽ phải đối mặt với “sinh ly tử biệt”.

Thứ tư, dù có khỏe mạnh thì cuối cùng cũng trở về với cát bụi

Con người cho dù là sức khỏe mạnh mẽ đến thế nào thì cũng sẽ có lúc phải ra đi. Cho dù là sống thọ đi nữa thì cuối cùng cũng về với cát bụi vĩnh hằng.

Con người từ khi sinh ra đã bị phán tử hình chưa rõ ngày hành án, cái chết luôn trực chờ bên cạnh mỗi chúng ta. Nên có câu: “Nhân sinh tự cổ thuỳ vô tử”, hỏi thế gian này có ai không phải đối diện với cái chết?

Vậy nên con người đều phải sống và tiếp tục giải quyết đại sự đời sau, để được sống an lạc, chết cũng an lạc.

Cuối cùng, Phật Thích Ca Mâu Ni nói 4 câu kệ:

“Thường giả giai tẫn, cao giả diệc đọa,

Hợp hội hữu ly, sinh giả tất tử.”

Nghĩa của câu này là: Điều gì cũng có tận cùng, cao rồi cũng rơi xuống thấp, hợp rồi sẽ có ly, sống ắt sẽ có chết.

Người cha thống khổ sau khi nghe xong những lời chỉ giáo của Phật Thích Ca Mâu Ni thì lòng được khai sáng, thông suốt, ông không còn quá đau khổ khi nghĩ đến con gái của mình.
Sep 11, 202105:01
THẬP ĐẠI ĐỆ TỬ PHẬT - Tôn Giả La Hầu La 
Rahula - Mật Hạnh Đệ Nhất

THẬP ĐẠI ĐỆ TỬ PHẬT - Tôn Giả La Hầu La Rahula - Mật Hạnh Đệ Nhất

La-hầu-la
Con trai Phật Thích-ca-mâu-ni

La-hầu-la (zh:羅睺羅; si, pi: rāhula) hán dịch là Phú Chướng, nghĩa là "sự chướng ngại", một trong thập đại đệ tử của Phật. Ông cũng là người con duy nhất của Thái Tử Tất-đạt-đa Cồ-đàm. Mẹ của La-hầu-la là hoàng hậu Da-du-đà-la (si: yaśodharā). La-hầu-la được sinh ra khoảng năm 563 hoặc 480 TCN, khi thái tử Tất-đạt-đa lúc ấy đã 29 tuổi, quyết định rời bỏ gia đình và đi tìm chân lý đích thực. Nhiều người cho rằng đó là hành vi "vô trách nhiệm" đối với một người cha. Tuy nhiên sau này có thể thấy chính Phật là người đích thân dạy dỗ con trai mình trên con đường đạt đạo. Nhờ vậy La-hầu-la đã sớm giác ngộ khi mới ngoài 20 tuổi. La-hầu-la được tôn giả Xá-lợi-phất (s: śāriputra) đưa vào Tăng-già từ lúc bảy tuổi và mất trước Phật, có lẽ khi chưa đến 50 tuổi (khoảng năm 560 TCN)
Sep 11, 202118:21
Đức Phật dạy La-hầu-la như thế nào?

Đức Phật dạy La-hầu-la như thế nào?

La-hầu-la
Con trai Phật Thích-ca-mâu-ni. La-hầu-la (zh:羅睺羅; si, pi: rāhula) hán dịch là Phú Chướng, nghĩa là "sự chướng ngại", một trong thập đại đệ tử của Phật. Ông cũng là người con duy nhất của Thái Tử Tất-đạt-đa Cồ-đàm. Mẹ của La-hầu-la là hoàng hậu Da-du-đà-la (si: yaśodharā). La-hầu-la được sinh ra khoảng năm 563 hoặc 480 TCN, khi thái tử Tất-đạt-đa lúc ấy đã 29 tuổi, quyết định rời bỏ gia đình và đi tìm chân lý đích thực. Nhiều người cho rằng đó là hành vi "vô trách nhiệm" đối với một người cha. Tuy nhiên sau này có thể thấy chính Phật là người đích thân dạy dỗ con trai mình trên con đường đạt đạo. Nhờ vậy La-hầu-la đã sớm giác ngộ khi mới ngoài 20 tuổi. La-hầu-la được tôn giả Xá-lợi-phất (s: śāriputra) đưa vào Tăng-già từ lúc bảy tuổi và mất trước Phật, có lẽ khi chưa đến 50 tuổi (khoảng năm 560 TCN)
Sep 11, 202107:60
Món quà từ ngài La hầu la.

Món quà từ ngài La hầu la.

Guồng quay của cuộc sống bắt buộc mọi cá thể từ cây cỏ cỏn con, các loại động và thực vật, con người hay thậm chí những thứ vô tri vô giác xung quanh ta đều phải phát triển. Ngọn cỏ xanh mởn buổi sớm mai còn oằn mình gánh duy nhất một hạt sương. Qua thời gian, nếu may mắn không bị “triệt tiêu”, thì cây cỏ sẽ phát triển thành cây lớn hơn. Các chú chó con dễ thương, tròn ú, lúc đi cứ lắc cái mông qua lại, nhìn rất dễ thương. Thế nhưng, chỉ qua một hoặc hai tuần được ăn uống đầy đủ thì nó lớn, chạy nhanh hơn, tiếng sủa cũng có phần dữ dằn hơn. Con người cũng như thế. Từ phôi thai còn trong bụng mẹ, ấp ủ trọn chín tháng mười ngày, ra được hình hài đỏ hỏn, cứ lớn theo năm tháng…
Sep 11, 202106:36
Tôn giả LA HẦU LA
(Rahula)
(Oai nghi tế hạnh bậc nhất tăng đoàn)

Tôn giả LA HẦU LA (Rahula) (Oai nghi tế hạnh bậc nhất tăng đoàn)

La-hầu-la hán dịch là Phú Chướng, nghĩa là "sự chướng ngại", một trong thập đại đệ tử của Phật. Ông cũng là người con duy nhất của Phật tổ Tất-đạt-đa Cồ-đàm.
Sep 11, 202137:41
Phật dạy La Hầu La cách thức buông xả.

Phật dạy La Hầu La cách thức buông xả.

Thế Tôn đã xuất hiện ở đời như một nhà giáo dục mang nặng sắc thái đậm chất con người qua nhiều câu chuyện ngụ ngôn, thí dụ nhằm khai mở trí tuệ tự tâm mà chuyển hóa nỗi khổ niềm đau thành an vui hạnh phúc ngay tại đây và bây giờ.
Sep 10, 202104:16
Tôn giả La Hầu La chứng quả A La Hán khi mới 20 tuổi.

Tôn giả La Hầu La chứng quả A La Hán khi mới 20 tuổi.

Mật hạnh là việc làm thiện hạnh giữ kín không tiết lộ, nhân gian thường nói đó là tích âm đức hay còn gọi là âm công. Có quan niệm cho rằng làm việc nhân đức trên dương gian đều được ghi công ở âm phủ.
Sep 10, 202107:17
NHỮNG CÂU NÓI HAY CỦA PHẬT KHIẾN BẠN PHẢI SUY NGẪM

NHỮNG CÂU NÓI HAY CỦA PHẬT KHIẾN BẠN PHẢI SUY NGẪM

Mỗi lời Phật dạy là một bài học cho cuộc sống quý báu, giúp khai sáng những tâm hồn đang u uất, có thể giúp chúng ta thay đổi cách nhìn về đời, về người. Hãy cùng nghe những câu nói hay của Phật dưới đây để cùng cảm nhận nhé!
Sep 10, 202113:32
[Full] Cuộc Đời Của Đức Phật Thích Ca

[Full] Cuộc Đời Của Đức Phật Thích Ca

Siddhārtha Gautama (tiếng Phạn: सिद्धार्थ गौतम, chữ Hán: 悉達多瞿曇, phiên âm Hán-Việt: Tất-đạt-đa Cồ-đàm) hay Gautama Buddha, còn được gọi là Phật Shakyamuni (tiếng Phạn: शाक्यमुनि, chữ Hán: 釋迦牟尼, phiên âm Hán-Việt: Thích-ca-mâu-ni, trong khẩu ngữ thường gọi tắt là Phật, Bụt, Phật Tổ hoặc chỉ đơn giản là Đức Phật), là một nhà tu hành, nhà truyền giáo, nhà thuyết giảng và đạo sư sống ở Ấn Độ vào thời cổ đại, người sáng lập Phật giáo. Ông sinh ra ở vùng đất mà ngày nay là Nepal, nhưng quãng cuộc đời quan trọng nhất sau đó của ông lại gắn liền với các khu vực mà ngày nay là Ấn Độ khi ông đi xuống phía Đông và phía Nam để sáng tạo và truyền bá các lời giảng dạy của ông, tín đồ Phật giáo xem ông là người đầu tiên hoàn toàn giác ngộ để đạt niết bàn thành Phật.
Sep 10, 202101:57:06
Cuộc Đời Của Đức Phật Thích Ca - Tập 5 Hết

Cuộc Đời Của Đức Phật Thích Ca - Tập 5 Hết

LỜI TÁN THÁN ĐỨC PHẬT

Cuối cùng chúng tôi xin trích dẫn lời ca ngợi Đức Phật của học giả H. G. Wells như sau: “Nơi Đức Phật ta thấy rõ ràng là con người giản dị, có lòng nhiệt thành, một mình tự lực phát huy ánh sáng tươi đẹp, một nhân vật sống thực, một con người như mọi người, chứ không phải một nhân vật thần thoại ẩn hiện trong nhiều truyện hoang đường. Ngài cũng ban cho nhân loại lời khuyên bảo có tánh cách phổ thông, nhiều quan niệm tân tiến và đạo đức của thế hệ tân thời đều tương hợp với giáo lý ấy”.

Đại Đức Sri Radhakrishman thì nói rằng: “Nơi Đức Phật Thích Ca chúng ta nhận thấy một tinh hoa toàn thiện của người Đông phương, và ảnh hưởng của Ngài trong tư tưởng và đời sống nhân loại là một kỳ công hy hữu cho đến nay không thua kém ảnh hưởng của bất cứ một vị giáo chủ nào trong lịch sử. Mọi người đều sùng kính, tôn Ngài là người đã dựng lên một hệ thống tôn giáo vô cùng thâm cao huyền diệu. Ngài thuộc về lịch sử tư tưởng thế giới, Ngài còn là kết tinh của người thiện trí. Đứng về phương diện trí thức thuần túy, đạo đức trang nghiêm và tinh thần minh mẫn, chắc chắn Ngài là một trong những vĩ nhân cao thượng nhất của lịch sử”.

Thêm nữa, chính thủ tướng Nehru tuyên bố rằng: “Nếu bất kỳ vấn đề nào phải được xem xét, thì vấn đề ấy phải được xem xét một cách hài hòa an lạc và dân chủ như phương pháp mà Đức Phật đã dạy”. Và ông nói thêm:”Có lẽ không thời điểm nào trong lịch sử của nhân loại mà thông điệp về hòa bình của Ngài lại cần thiết hơn cho nhân loại đang khổ đau và điên cuồng như thế giới hiện nay”.

Ngay cả học giả Hồi giáo Abdul Atahiya nói rằng:” Đức Phật không phải là tài sản riêng cho giới Phật tử. Ngài là tài sản của toàn thể nhân loại. Giáo pháp của Ngài dành cho tất cả mọi người. Mọi tôn giáo, được ra đời sau Đức Phật, đã mượn nhiều ý tưởng hay đẹp từ Đức Phật”.

Nhà đại văn hào Aldous Huxley nói rằng:”Duy nhất trong tất cả các tôn giáo lớn trên thế giới, Phật giáo tiến hành trên con đường của mình mà không gây sát hại, hành hạ, cấm đoán, kiểm duyệt hoặc tìm tòi soi bói”.

Chính Gandhi tán thán Đức Phật:”Bằng đức hy sinh rộng lớn của Ngài, và bằng phẩm hạnh thanh tịnh vô nhiễm của đời Ngài, Ngài đã ghi tạc lên trên Ấn Độ giáo những dấu vết không bao giờ phai mờ, và đối với bậc thầy vĩ đại ấy, Ấn Độ giáo còn mang một mối nợ phải được tri ân muôn đời”.

Ngay cả nhà bác học Albert Einstein cũng nói:”Tôn giáo của tương lai sẽ là một tôn giáo của hoàn cầu, vượt lên trên mọi thần linh, giáo điều và thần học.Tôn giáo ấy phải bao quát cả hai phương diện tự nhiên và siêu nhiên, đặt trên căn bản của ý thức đạo lý, phát xuất từ kinh nghiệm tổng thể gồm mọi lĩnh vực trong cái nhất thể đầy đủ ý nghĩa. Phật giáo sẽ đáp ứng đầy đủ các điều kiện đó. Nếu có một tôn giáo nào đương đầu với các nhu cầu của khoa học hiện đại thì đó là Phật giáo. Phật giáo không cần xét lại quan điểm của mình để cập nhật hóa với những khám phá mới của khoa học. Phật giáo cũng không cần từ bỏ những quan điểm của mình để xu hướng theo khoa học, vì Phật giáo bao hàm cả khoa học cũng như vượt qua khỏi khoa học”.

Một triết gia người Úc là Schopenhauer phát biểu rằng:”Phật giáo là một tôn giáo cao cả nhất và là một trong những tia sáng vĩ đại nhất không chỉ riêng cho Châu Á mà cho khắp toàn cầu”.

Và sau đây chúng ta hãy nghe tiến sĩ Edward Conze nói về Phật giáo:”Tất cả mọi người sống ở Á Châu đều có thể hãnh diện về một tôn giáo không những có trước tôn giáo Tây phương cả hơn 500 năm mà còn có thể bành trướng và duy trì mà không cần dùng đến bạo lực và không hề bị oen ố bởi những cuộc chiến tranh tôn giáo và thánh chiến”.

Sau cùng Tiến sĩ Oldenburg, một học giả người Đức phát biểu rằng:”Không phải chính Đức Phật đã giải thoát con người, nhưng Ngài dạy họ tự giải thoát cho chính mình bởi sự thức tỉnh của những lời dạy phát sinh từ ánh sáng trí tuệ của chính họ”.

thuvienhoasen.org/a19269/cuoc-doi-cua-duc-phat-thich-ca

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Lê Sỹ Minh Tùng
Sep 10, 202103:43
Cuộc Đời Của Đức Phật Thích Ca - Tập 4
Sep 10, 202135:02
Cuộc Đời Của Đức Phật Thích Ca - Tập 3
Sep 10, 202124:31
Cuộc Đời Của Đức Phật Thích Ca - Tập 2
Sep 10, 202128:38
Cuộc Đời Của Đức Phật Thích Ca - Tập 1
Sep 10, 202125:25
13 bài học từ những lời răn dạy của Đức Phật

13 bài học từ những lời răn dạy của Đức Phật

Những bài học được đúc kết ngắn gọn, dễ hiểu từ các lời răn của Đức Phật hẳn sẽ giúp ích cho bạn trong cuộc sống đầy biến động và thử thách này.
Sep 09, 202104:49
Đức Phật cho môn đồ đến ở nhà của cô gái bán hoa.

Đức Phật cho môn đồ đến ở nhà của cô gái bán hoa.

Các môn đồ của Đức Phật khi nghe nói Ngài đồng ý cho môn đồ này đến ở nhà của cô gái bán hoa kia thì cảm thấy rất thắc mắc, nhưng Ngài đã mỉm cười và nói không cần lo lắng.
Sep 09, 202104:08
Đức Phật nói có 7 kiểu vợ, đàn ông có phúc lắm mới gặp được 4 kiểu sau cùng.

Đức Phật nói có 7 kiểu vợ, đàn ông có phúc lắm mới gặp được 4 kiểu sau cùng.

Dù sống cách chúng ta tới hơn 2000 năm, song những tư tưởng và lời dạy của Đức Phật vẫn những chỉ dẫn quan trọng để chúng ta có được hạnh phúc trong cuộc sống.
Sep 09, 202103:24
Sai 2 môn đồ đi xin dưa với 2 kết quả khác nhau.

Sai 2 môn đồ đi xin dưa với 2 kết quả khác nhau.

Tại sao cùng đi xin dưa hấu của dân để ăn giải khát giữa đường, nhưng 2 môn đồ của Đức Phật, một người thì thành công, một người thì thất bại?
Sep 09, 202103:36
Đức Phật nói có 4 kiểu bạn xấu cần cẩn trọng.

Đức Phật nói có 4 kiểu bạn xấu cần cẩn trọng.

Theo Đức Phật, có 4 kiểu bạn mà chúng ta nên kết giao, đó là:
Thứ nhất, người luôn sẵn lòng giúp đỡ bạn không vụ lợi.
Thứ 2, người không bị hoàn cảnh thay đổi, trước sau như một, dù nghèo khổ hay giàu có thì vẫn không thay lòng đổi dạ, không khinh thường bạn bè.
Thứ 3, người luôn đưa ra những lời khuyên tốt cho bạn, không ngại nói thẳng, nói thật dù có thể sẽ làm mất lòng bạn.
Thứ 4, người biết cảm thông với những khó khăn của bạn, biết giữ bí mật của bạn, không đi nói xấu bạn, vui mừng trước những thành tựu của bạn, không so đo, ghen tị hay đố kị với bạn, đem bí mật của bạn đi nói cho những người khác. Trong khi đó, theo Đức Phật, cũng có 4 kiểu người nguy hiểm, thường giả danh tình bạn để lợi dụng người khác mà chúng ta cần tránh kết giao, hoặc nếu buộc phải giao thiệp thì cần phải hết sức thận trọng, cảnh giác.
Thứ nhất, đó là những kẻ tham lam, chỉ muốn phần lợi thuộc về mình, phần thiệt cho kẻ khác.
Thứ 2, những kẻ luôn nói những lời đãi bôi, ngon ngọt dễ nghe để lấy lòng bạn, chẳng bao giờ bày tỏ suy nghĩ thực sự của mình.
Thứ 3, những kẻ trước mặt thì tâng bốc bạn, nhưng sau lưng thì lại ghen tị, nói xấu, gièm pha bạn.
Thứ 4, những kẻ khiến bạn tiêu tán gia sản, chỉ thích rủ rê, lôi kéo và dẫn dụ bạn sa đà vào những tệ nạn xã hội như cờ bạc, rượu chè, bỏ bê gia đình, con cái. Kết giao với những kẻ này thì cuối cùng ta sẽ mất hết tất cả.
Sep 09, 202105:16
Môn đồ bị cô gái trẻ đẹp đeo bám, Đức Phật bảo cô gái làm 1 việc.

Môn đồ bị cô gái trẻ đẹp đeo bám, Đức Phật bảo cô gái làm 1 việc.

Câu chuyện về việc giải quyết một vấn đề tế nhị này cho thấy Đức Phật quả thật là bậc thầy trong việc đối nhân xử thế, gợi mở cho chúng ta thêm một cách ứng xử trong cuộc sống.
Sep 09, 202105:06
Mời Đức Phật đến nhà, cô gái bị coi là lẳng lơ.

Mời Đức Phật đến nhà, cô gái bị coi là lẳng lơ.

Câu chuyện Phật giáo: Nhiều người thấy việc một cô gái trẻ đẹp lại cố tình mời Đức Phật đến nhà dùng cơm quả là không đứng đắn.
Sep 09, 202103:56