Skip to main content
Chuyện Trò Cùng Phan

Chuyện Trò Cùng Phan

By Phan Lương

Bình đẳng giới. Tự do ngôn luận. Nan đề đạo đức và những băn khoăn của người trưởng thành về đúng và sai. Overtime và sách lậu là tốt? Kì thị LGBTQ+? Đây là nơi tôi cùng các khách mời tìm những góc nhìn mới cho những đề tài có thể cũ kĩ, tranh luận và đào sâu những khía cạnh ta ít khi khi suy nghĩ qua của cuộc sống muôn màu. Đôi khi, tôi sẽ chia sẻ những kinh nghiệm về làm việc và phát triển bản thân, tích lũy từ những năm tháng làm việc và học tập trong lĩnh vực sáng tạo, đổi mới và kỹ thuật số tại VN và thế giới.
Hãy góp ý cho tôi tại: forms.gle/FXDdTWtQDXrfkNXz8 và Facebook Page
Available on
Apple Podcasts Logo
Castbox Logo
Google Podcasts Logo
Pocket Casts Logo
RadioPublic Logo
Spotify Logo
Currently playing episode

Hy sinh và Tử tế - Trăn trở tuổi 30+

Chuyện Trò Cùng PhanNov 27, 2022

00:00
50:34
Hy sinh và Tử tế - Trăn trở tuổi 30+
Nov 27, 202250:34
Chó mèo là bạn, không phải thức ăn?
Oct 14, 202239:51
Nuôi con hiện đại, dạy con tự do?

Nuôi con hiện đại, dạy con tự do?

NÊN ĐỂ CHO CON TỰ DO LỰA CHỌN, NGAY CẢ KHI TA BIẾT LỰA CHỌN ĐÓ LÀ SAI LẦM?

NUÔI CON THEO CÁCH CỦA BỐ MẸ LÀ AN TOÀN, VÌ CHẲNG PHẢI CHÚNG TA CHÍNH LÀ KẾT QUẢ TỐT ĐÓ SAO?

-

Ngày hôm nay, hãy nói về việc nuôi dạy con, với hai câu hỏi thường khiến mình băn khoăn: nên nuôi con theo cách truyền thống hay hiện đại, và nên dạy con theo con đường tự do hay theo những gì mình tin là tốt? Nếu cách nuôi dạy của bố mẹ tạo nên phiên bản hiện giờ của chúng ta, thì cách đó có gì là không tốt, hay nói cách khác: cái gì vẫn hoạt động thì đừng nên sửa nó. Và nói về chủ đề này, còn khách mời nào tốt hơn là một người mẹ. Cùng với co-host quen thuộc Nghĩa Bùi là khách mời Thái Hồng Chung, một người mẹ trẻ vừa dạy con vừa đi làm, trong podcast Chuyện Trò cùng Phan.

-

Hãy review trực tiếp cho chúng tôi trên kênh Apple Podcast, Spotify, hoặc bình luận trực tiếp trong đường link: https://forms.gle/FXDdTWtQDXrfkNXz8 để tôi có thể thực hiện những podcast tiếp theo hay hơn nhé.

Đừng quên theo dõi tôi tại Facebook "Chuyện trò cùng Phan" nhé.

Sep 03, 202257:50
Ta để lại gì lúc ra đi?

Ta để lại gì lúc ra đi?

NẾU CÒN 1 NGÀY ĐỂ SỐNG, BẠN TIN RẰNG BẠN CÓ THỂ THẬT SỰ SỐNG CHO MÌNH? 

TA CÓ TỰ HÀO VỀ ĐIỀU TA LÀM NGÀY HÔM NAY, ĐỂ NẾU TA RA ĐI, ĐÓ LÀ THỨ TA ĐỂ LẠI SAU LƯNG? 

Trong một tập podcast trước, tôi có nói về sự bất tử. Giả định rằng chúng ta có được sự bất tử, chúng ta có mất đi ý nghĩa của cuộc sống - một cuộc trò chuyện thú vị với khách mời và co-host trong tập 3 của Season 3; Nhưng vì chúng ta không có được sự bất tử vào lúc này, một câu hỏi khác lại xuất hiện: Ta sẽ để lại gì sau lưng khi ta ra đi? Mỗi năm, có 65 triệu người qua đời vì đủ loại nguyên nhân, nghĩa là cứ mỗi phút, thượng đế lại ném ra một cục xí ngầu, và lại có 120 người sẽ nhận mặt số không mong muốn.  Thế nhưng, chúng ta vẫn luôn trì hoãn và lên kế hoạch như chúng ta sẽ không bao giờ chết. Ta chấp nhận rằng tháng sau, năm sau, mười năm sau ta sẽ làm điều mình muốn, làm điều nên làm, mà quên rằng mỗi phút giây đều có thể là phút giây cuối cùng. Ta không nhận ra rằng 90% thời gian dành cho bố mẹ già đã qua đi từ lâu, rằng chúng ta chỉ cần yêu thương bản thân. Nhưng ngay cả việc ấy chúng ta cũng không làm được. Trong tập này, tôi sẽ nói về sự sợ hãi cái đến đằng sau cái chết, câu chuyện về Amanda, về Aitzaz Hasan, và về những suy nghĩ vu vơ vẫn thường ám ảnh trong tâm trí mình.

Hãy review trực tiếp cho chúng tôi trên kênh Apple Podcast, Spotify, hoặc bình luận trực tiếp trong đường link: https://forms.gle/FXDdTWtQDXrfkNXz8 để tôi có thể thực hiện những podcast tiếp theo hay hơn nhé. 

Đừng quên theo dõi tôi tại Facebook "Chuyện trò cùng Phan" nhé.

Aug 14, 202211:31
"Bất tử" có gì vui?
Jul 30, 202258:24
Chấp nhận để hạnh phúc - Hỏi đáp từ The New York Times

Chấp nhận để hạnh phúc - Hỏi đáp từ The New York Times

BẠN CÓ CHẤP NHẬN SỰ BẤT CÔNG KHI NHẬN THỪA KẾ?

BẠN CÓ NỢ GIA ĐÌNH CỦA MÌNH ĐIỀU GÌ?

BẠN CÓ CHẤP NHẬN LỜ ĐI BẢN THÂN ĐỂ LÀM HÀI LÒNG ANH CHỊ EM CỦA MÌNH?

-

Có đôi khi, đứng trước một tình huống tưởng như thường gặp trong cuộc sống, bạn lại lúng túng không biết cư xử sao cho phải. Thế giới của người trưởng thành không hề đơn giản. Tạp chí The New York Times của Mỹ có 1 chuyên mục với tên gọi The Social Questions – những câu hỏi xã hội, nơi bạn đọc sẽ gửi về những băn khoăn, nghi ngại trong những tình huống khó xử: ví dụ như tôi có nên lên tiếng về quyền thừa kế của bố mẹ, tôi có kỳ không khi từ chối bỏ tiền cho đứa em đã lớn của mình, tôi có nên giữ khoảng cách với hàng xóm khi biệt họ không tin vào vaccine, hoặc đơn giản chỉ là tôi có sai không nếu không nhường chỗ trên máy bay. Đừng vội cười, vì một lúc nào đó, bạn và tôi cũng sẽ gặp phải những tình huống trớ trêu ấy, và cách chúng ta suy nghĩ về nó lại hé lộ nhiều bài học quan trọng về cách sống, triết học cũng như nhân sinh quan và đạo đức. 

-

Hãy review trực tiếp cho chúng tôi trên kênh Apple Podcast, Spotify, hoặc bình luận trực tiếp trong đường link: https://forms.gle/FXDdTWtQDXrfkNXz8 để tôi có thể thực hiện những podcast tiếp theo hay hơn.

Đừng quên theo dõi tôi tại Facebook "Chuyện trò cùng Phan" nhé.

Jul 15, 202252:46
Cộng điểm ưu tiên trong tuyển sinh đại học - Bất công hay bình đẳng?

Cộng điểm ưu tiên trong tuyển sinh đại học - Bất công hay bình đẳng?

CỘNG ĐIỂM CHO THÍ SINH TRONG DIỆN ƯU TIÊN LÀ BẤT CÔNG VỚI NGƯỜI ĐÃ NỖ LỰC?

CÔNG BẰNG LÀ PHẢI GIỐNG NHAU Ở TẤT CẢ MỌI NGƯỜI?

Hôm nay, trong một dịp tình cờ đọc status của một người bạn cũ, tôi lại dấy lên trong lòng những băn khoăn về tính công bằng trong kỳ thi tốt nghiệp vào đại học. Việc cộng điểm ưu tiên đã có từ rất lâu, từ thời của tôi và trước đó nữa, nhưng liệu nó có luôn hoàn thành trọng trách của mình là gìn giữ công bằng trong xã hội?

Giữa một người nỗ lực học hành, và một người được cộng điểm vì lý do khách quan, đôi khi là ranh giới giữa đậu và rớt, là bước ngoặt của cả một cuộc đời. Có phải việc cố gắng khiến cho mọi người bình đẳng, chúng ta lại tước đi cơ hội của một sân chơi công bằng? 

Tôi đem việc này bàn với Quang Vũ, người bạn có status về chủ để điểm cộng ưu tiên, cũng là một cái đầu uyên bác mà tôi luôn khâm phục, để có một cái nhìn lại về chủ trương cộng điểm ưu tiên này. Quang Vũ cũng có một kênh podcast “Đọc sách cùng Vũ”, nơi chia sẻ những cảm nhận về những cuốn sách hay mà em ấy đã đọc.

-

Hãy review trực tiếp cho chúng tôi trên kênh apple podcast, Spotify, hoặc bình luận trực tiếp trong đường link này: https://forms.gle/FXDdTWtQDXrfkNXz8 để tôi có thể thực hiện những podcast tiếp theo hay hơn.

Jul 02, 202249:24
Bình yên ở chốn bình thường

Bình yên ở chốn bình thường

Suy ngẫm:

KHÔNG PHẤN ĐẤU, KHÔNG NỖ LỰC LÀ SAI?

CHẤP NHẬN MỘT CUỘC SỐNG BÌNH THƯỜNG LẠI LÀ CHUYỆN BẤT THƯỜNG?

-

Nếu đang sống trong xã hội hiện đại, tôi đoan chắc bạn đã từng xem lấy xem để những bài học thành công, mà trong đó, ít khi thiếu sự đóng góp của cố gắng, nỗ lực, chăm chỉ, và phấn đấu. Thành công không phải là bình thường, đó là thực tế mà chúng ta đang cố lờ đi mỗi ngày. Phần lớn chúng ta đều sẽ không thành công như cách chúng ta mơ mộng về thành công, nhưng tất cả chúng ta đều không từ bỏ.

Nếu một ngày, ta bỗng dừng lại, và học cách hài lòng với việc bình thường. Có một công việc bình thường, thu nhập bình thường, đi xe bình thường, có một ước mơ cũng bình thường. Vậy thì cũng giống như chàng trai trong chương trình hẹn hò kia, bạn sẽ ngay tức khắc bị kéo lại. Bởi bạn bè. Bởi gia đình. Bởi sách vở, báo đài, mạng xã hội. Và mạnh mẽ nhất, là bởi chính chúng ta. Bởi vì ta đã thấm nhuần tư tưởng bình thường là tầm thường. Tầm thường sẽ khiến tương lai phía trước trở nên vô thường.

Ý nghĩa cuộc sống của bạn là gì?

Nếu bạn nói ý nghĩa cuộc sống của bạn là hạnh phúc, vậy sự nỗ lực làm việc hiện tại có thật sự đem lại cho bạn hạnh phúc ở ngay lúc này? Nếu bạn nói ý nghĩa cuộc sống là chăm lo gia đình, liệu gia đình của bạn có đang cảm thấy ấm áp quay quần vào ngay lúc này, khi bạn vẫn mãi mê bương chải với cuộc đời? Nếu bạn nói ý nghĩa cuộc sống là để… tận hưởng cuộc sống, vậy bạn có đang tận hưởng nó không? Hay chẳng qua, bạn đang chịu đựng nó, chịu đựng với hy vọng tôi sẽ kiếm đủ nguồn lực để tận hưởng nó ở một tương lai nơi tôi không còn đủ sức tận hưởng nó?

Hãy cùng tôi bàn về bình thường, bình yên, và mục đích của cuộc sống.

-

Hãy review trực tiếp cho chúng tôi trên kênh apple podcast, Spotify, hoặc bình luận trực tiếp trong đường link này: https://forms.gle/FXDdTWtQDXrfkNXz8 để tôi có thể thực hiện những podcast tiếp theo hay hơn.

May 22, 202217:15
Sách lậu - Có thật sự sai?
May 07, 202242:02
Batman - Anh hùng hay người phán xử?
Apr 17, 202229:39
Đúng hay sai khi kiểm soát tự do bằng công nghệ?

Đúng hay sai khi kiểm soát tự do bằng công nghệ?

Suy ngẫm:

NẾU TRÍ TUỆ NHÂN TẠO CÓ THỂ KIỂM SOÁT TOÀN BỘ CÔNG VIỆC VÀ ĐƯA RA MỌI QUYẾT ĐỊNH HOÀN HẢO NHẤT, CHÚNG TA CÓ NÊN SỬ DỤNG?

NẾU MỘT VIỆC TẠO RA LỢI ÍCH, NHƯNG CÁCH LÀM KHÔNG ĐÚNG ĐẠO ĐỨC THÌ CÓ NÊN LÀM?

-

Xuất phát từ một trường hợp: Nếu một công ty áp dụng A.I. để truy xét tất cả mọi dữ liệu, kể cả thông tin cá nhân, những đoạn chat, tin nhắn của nhân viên để tìm ra những điểm không phù hợp, giúp công ty tuân thủ và kiểm soát rủi ro tốt hơn, thì chúng ta có nên áp dụng? 

Trong cuộc trò chuyện hôm nay, hãy cùng tôi và co-host Nghĩa Bùi nói về sự phát triển của công nghệ, của A.I., của những điều tưởng như rất có lợi, nhưng khi áp dụng vào cuộc sống sẽ ảnh hưởng đến quy chuẩn đạo đức của chính chúng ta. 

Kiểm soát có phải là tốt? Tự do có phải quá quan trọng? 

-

Hãy review trực tiếp cho chúng tôi trên kênh apple podcast, hoặc bình luận trực tiếp trong đường link này: https://forms.gle/FXDdTWtQDXrfkNXz8 để tôi có thể thực hiện những podcast tiếp theo hay hơn.

Apr 02, 202231:31
Thể thao có nên phi chính trị?
Mar 19, 202245:34
Overtime - Làm việc đến chết hay Tự do nỗ lực?

Overtime - Làm việc đến chết hay Tự do nỗ lực?

Suy ngẫm:

NẾU TÔI MUỐN LÀM VIỆC CUỐI TUẦN, LÀM QUÁ GIỜ ĐỂ CÓ KẾT QUẢ VƯỢT TRỘI, LÀ TỐT HAY KHÔNG TỐT? OVERTIME LÀ TỰ DO HAY ÉP BUỘC?

-

Co-host: Nghĩa Bùi

Guest: Mỹ Dung

Hôm nay, hãy cùng chúng tôi đến với một chủ đề gai góc trong công việc: làm việc thêm giờ, hay còn gọi là Overtime. Ở Nhật, có 1 thuật ngữ gọi là Karoshi, tạm dịch là làm việc đến chết. Ở Trung Quốc, một thời thịnh hành văn hóa làm việc 996 - là lịch trình làm việc trong đó khuyến khích hoặc ép buộc nhân viên làm việc từ 9h sáng tới 9h tối, 6 ngày mỗi tuần. 

Ở Việt Nam, có rất nhiều công ty, đặc biệt là các agency, các công ty truyền thông, quảng cáo, hoặc công nghệ thông tin, rất phổ biến với việc làm thêm giờ, làm cuối tuần, làm quên ăn quên ngủ. Vậy Overtime là đúng hay sai? Nếu tôi muốn tự do cống hiến để đạt được hoài bão, ước vọng thì có nên ngăn cản? Nếu xung quanh tôi ai cũng như vậy, liệu tôi có chọn lựa? 

Trong tập này, khách mời của chúng ta còn có Mỹ Dung, một cô gái có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực marketing, quảng cáo và truyền thông, thạc sĩ ngành Marketing quốc tế tại Anh Quốc.
-

Hãy review trực tiếp cho chúng tôi trên kênh apple podcast, hoặc bình luận trực tiếp trong đường link này: https://linktr.ee/phanluong để tôi có thể thực hiện những podcast tiếp theo hay hơn.

Mar 09, 202201:01:42
Nói thật không dễ, nói dối lại hay - Thắc mắc nhỏ từ The New York Times

Nói thật không dễ, nói dối lại hay - Thắc mắc nhỏ từ The New York Times

SUY NGẪM: Có phải nói thật luôn tốt? Có khi nào nói dối lại khiến nhiều người vui vẻ?

 - 

Mỗi ngày, có khá nhiều câu hỏi được bạn đọc gửi về cho tờ báo The New York Times. Phần lớn những câu hỏi này đều là những điều khó xử của thế giới người trưởng thành: “tôi can thiệp vào tài chính của bố mẹ là đúng hay sai?”, “Tôi có nên cấm cản chị gái mình làm thân với con gái tôi?” “Làm sao để nói lên sự thật khi đã trót nói dối…”, “Làm sao để không ganh tỵ với người bạn đang thành công của mình”. Chúng không phải là những câu hỏi vĩ mô, lớn lao. Thế nhưng triết học và sự thông tuệ đôi khi không cần phải to lớn.  Những tình huống trái khuấy ta phải đối mặt thường ngày trông cuộc sống, tưởng như rất nhỏ nhặt, vặt vãnh nhưng lại chứa đựng cách chúng ta suy nghĩ về thế giới, về văn hóa, và về những giá trị tạo nên con người chúng ta. Nếu chịu khó suy ngẫm, ta sẽ ngộ ra nhiều điều hay ho để nâng cao trí tuệ của chính mình. 

Hãy cùng tôi và co host Nghĩa Bùi, người đồng nghiệp lâu năm của tôi, thử trả lời một vài câu hỏi hay mà tôi mạn phép tổng hợp từ The New York Times , và biết đâu, lại chắt lọc ra những suy ngẫm sâu sắc cho tất cả chúng ta. 

-

 Hãy review trực tiếp cho chúng tôi trên kênh apple podcast, hoặc bình luận trực tiếp trong đường link này: https://linktr.ee/phanluong để tôi có thể thực hiện những podcast tiếp theo hay hơn. 

In this Episode, I'm using the music Impermanence from https://www.beatstars.com/beat/impermanence-7193035 from Riddiman (youtube.com/prodriddiman)

Feb 09, 202259:47
Hạnh phúc của sự vô tri

Hạnh phúc của sự vô tri

Suy ngẫm:

BÍ QUYẾT CỦA HẠNH PHÚC LÀ GÌ? KHÔNG BIẾT GÌ LÀ HẠNH PHÚC. CÀNG BIẾT NHIỀU, CÀNG BẤT HẠNH.

Biết mơ ước mới biết thất chí.

Biết hy vọng mới hay thất vọng.

Lỗ Tấn từng nói rằng: Giả thử có một căn nhà bằng sắt không có cửa sổ, cũng không thể bị phá vỡ. Trong căn nhà ấy có nhiều người đang ngủ say, mà chốc lát nữa thôi sẽ chết ngạt. Nhưng vì họ chết trong giấc ngủ sâu, họ sẽ không cảm thấy đau đớn. Bây giờ nếu bạn la lớn, đánh thức vài người trong đó vẫn còn hơi tỉnh táo, và khiến số ít đó phải trải qua số phận bi thảm của việc chết ngạt không thể tránh khỏi, bạn có nghĩ rằng mình đang giúp cho họ?”.
Lúc còn nhỏ, bạn không có tiền, càng không có quyền. Bạn không có danh tiếng, không có tình yêu, không có thứ gì trong tay cả. Đó chẳng phải là những gì chúng ta nghĩ về hạnh phúc và thành công của hiện tại sao? Có tiền, có quyền, có tiếng tăm. Nhưng dường như, rất kỳ lạ, chúng ta lúc còn nhỏ lại vui vẻ hơn rất nhiều. Chính xác hơn, chúng ta dễ vui hơn. Cũng dễ hiểu phải không, vì khi đó ta vô tri. Ta không biết cách thế giới vận hành như thế nào, không có tất cả những kiến thức, kinh nghiệm, triết lý và quy tắc sống mà chúng ta đang có. Chúng ta không có tiền, nhưng chúng ta cũng không biết không có tiền là đau khổ. Chúng ta không có quyền quyết định, nhưng cũng không biết là có rất nhiều thứ cần ta chịu trách nhiệm, cần ta gánh vác trên vai.
Ngày hôm nay, hãy cùng tôi bàn về hạnh phúc của sự vô tri.

-

Mong các bạn hãy để lại review cho tôi trên kênh apple podcast, hoặc bình luận trực tiếp trong đường link này: https://linktr.ee/phanluong để tôi có thể thực hiện những podcast tiếp theo hay hơn.

Jan 24, 202214:54
Người nhân bản & Sinh sản vô tính - Đạo đức của Chúa trời!

Người nhân bản & Sinh sản vô tính - Đạo đức của Chúa trời!

Suy ngẫm:

NẾU TRÍ TUỆ NHÂN TẠO CÓ CẢM XÚC VÀ TRI GIÁC, CHÚNG CÓ QUYỀN NHƯ CHÚNG TA?

NHÂN BẢN VÔ TÍNH CON NGƯỜI ĐỂ HIẾN TẠNG, CỨU NGƯỜI CÓ ĐÚNG ĐẮN VỀ ĐẠO ĐỨC?

Co-host: Nghĩa Bùi

-

Trong tậpnày, còn gì kích thích não bộ hơn là cùng tôi và co-host Nghĩa Bùi bàn luận về đề tài khoa học viễn tưởng. Không chỉ là một thể loại văn chương, khoa học viễn tưởng (sci-fi) còn là định hướng, là cảm hứng và là động lực cháy bỏng cho sự phát triển của khoa học kỹ thuật trong tương lai. Rất nhiều tác phẩm khoa học viễn tưởng của thời đại trước đã trở thành hiện thực trong thời đại này.

Tuy nhiên, nếu như công nghệ phát triển với tốc độ phi mã như hiện nay, pháp luật và đạo đức liệu có theo kịp, và biết đâu đấy, có những câu hỏi tưởng như chỉ có trên phim ảnh, rất có thể đang ở gần hơn ta nghĩ. Thông qua hai tác phẩm khá kinh điển là bộ phim Blade Runner (1982) của đạo diễn Ridley Scott và tiểu thuyết Never Let Me Go (2005) của tác giả Kazuo Ishiguro, chúng ta sẽ bàn về người nhân bản, về sinh sản vô tính, và về câu hỏi “điều gì thực sự khiến chúng ta là con người?”. Khi con người đóng vai Chúa trời, thì đạo đức của chúng ta có còn phù hợp? Và khi phải lựa chọn giữa bản thân hay gia đình tương phản với những người máy, những trí khôn nhân tạo, liệu ta có chần chừ?

-

Mong các bạn hãy để lại review cho tôi trên kênh apple podcast, hoặc bình luận trực tiếp trong đường link này: https://linktr.ee/phanluong để tôi có thể thực hiện những podcast tiếp theo hay hơn.

Jan 15, 202248:01
Ghế ưu tiên và Toilet cho người khuyết tật - đúng sai không dễ!
Dec 25, 202130:09
Homophobia - Chúng ta có đang ngầm kì thị LGBTQ+?
Dec 13, 202143:58
Chúng ta có sai về mặt đạo đức khi nuôi thú cưng?

Chúng ta có sai về mặt đạo đức khi nuôi thú cưng?

Suy ngẫm:

TRIỆT SẢN, AN TỬ, CẮT MÓNG... CHO THÚ CƯNG LÀ VÌ CHÚNG TA, KHÔNG PHẢI LÀ Ý MUỐN CỦA CHÚNG?

NUÔI CHÓ MÈO LÀ SAI, NẾU CHÚNG TA KHÔNG CÁCH GÌ BIẾT ĐƯỢC SỰ ĐỒNG THUẬN CỦA CHÚNG?

-

Co-host: Nghĩa Bùi

Guest: Hoàng Mai & Trọng Thuyết

Tôi quan tâm đến tự do ngôn luận và tư duy phản biện, do đó đây là nơi chúng ta có thể đi sâu vào nhiều chủ đề khác nhau của cuộc sống, bằng những góc nhìn mới lạ, đôi khi là đi ngược với đám đông. Ví dụ như bình đẳng giới có thật sự cần thiết? Ví dụ như kiểm duyệt có phải luôn là chuyện xấu? Và ví dụ như, nếu tôi nói với bạn rằng bản than việc yêu thương, chăm sóc thú cưng của bạn mà không có sự đồng thuận của chúng là một chuyện sai trái, bạn sẽ nghĩ thế nào? Ah, thú cưng, chó mèo, và đạo đức. Một chủ đề dễ dẫn đến những cuộc tranh luận gay gắt, những mâu thuẫn trong ý thức hệ không thể giảng hòa và chưa thấy hồi kết.

Cùng với co-host Nghĩa Bùi, trong tập này tôi có dịp trò chuyện cùng Hoàng Mai, hiện đang công tác trong mảng đối ngoại và truyền thông cho một tập đoàn FMCG, cùng Trọng Thuyết, giám đốc thương hiệu, đồng thời cả hai đều là chủ nuôi của các chú mèo cực kì xinh xắn. Hãy xem hai khách mời của ngày hôm nay, hai gương mặt của giới trí thức trẻ, đẹp, thành công – sẽ phản ứng như thế nào trước câu hỏi: "Nuôi thú cưng phải chăng là sai về mặt đạo đức?" và những suy nghĩ sâu sắc của họ về quyền động vật, tình bạn, và sự kết nối với thú cưng của mình.

-

Mong các bạn hãy để lại review cho tôi trên kênh apple podcast, hoặc bình luận trực tiếp trong đường link này: https://linktr.ee/phanluong để tôi có thể thực hiện những podcast tiếp theo hay hơn.

Dec 07, 202159:12
Nghe nhận xét tiêu cực một cách tích cực? Kỹ năng Chuyên nghiệp

Nghe nhận xét tiêu cực một cách tích cực? Kỹ năng Chuyên nghiệp

Suy ngẫm:

LÀM SAO ĐỂ NHẬN FEEDBACK NƠI CÔNG SỞ? Bị chê, nhưng lại bổ ích?

LÀM SAO ĐỂ ĐƯA FEEDBACK HIỆU QUẢ? Nói lời tiêu cực mà kết quả lại tích cực.

-

Một trong những kỹ năng quan trọng nhất, với tôi, khi làm việc trong môi trường chuyên nghiệp là lắng nghe feedback. Tiếp thu nhận xét như thế nào để chúng ta không bị cảm xúc che mờ lý trí, để gạn lọc được điều gì cần tiếp thu, điều gì cần bỏ qua. Một kỹ năng khác cũng quan trọng không kém, là đưa ra nhận xét. Đặc biệt với những bạn vừa bước vào vai trò leader, trưởng nhóm, khi bạn cần phải đưa ra nhận xét cho cấp dưới của mình. Làm sao để việc đưa và nhận nhận xét trở thành cơ hội để tất cả cùng tiến bộ, thay vì một drama công sở, một sự hằn học cá nhân, thậm chí là hiểu lầm đáng tiếc. Khen chê có tâm không hề dễ, và theo quan sát của tôi, đó là thứ rất thiếu trong môi trường công sở ở Việt Nam hiện nay.

Với kinh nghiệm làm việc trong các tổ chức lớn và chuyên nghiệp, tôi có dịp trò chuyện cùng Nghĩa, co-host và là người cộng sự lâu năm về kỹ năng khó nhằn nhưng rất cần thiết này. Trong tập này, hãy cùng tôi đi sâu vào những nhận xét tiêu cực, cách chúng ta phân biệt feedback ác ý và feedback bổ ích, cách chúng ta tận dụng những nhận xét này, và thậm chí, phớt lờ chúng một cách có chủ đích. Không phải đóng góp nào cũng dẫn đến thay đổi. Đây cũng là tập đầu tiên về nhóm chủ đề làm việc chuyên nghiệp và hiệu quả trong công ty, hy vọng sẽ mang đến cho các bạn những ý kiến và gợi ý bổ ích.

-

Mong các bạn hãy để lại review cho tôi trên kênh apple podcast, hoặc bình luận trực tiếp trong đường link này: https://linktr.ee/phanluong để tôi có thể thực hiện những podcast tiếp theo hay hơn.

Nov 26, 202154:53
Biến đổi khí hậu - Không quan tâm, không phải chuyện của tôi!

Biến đổi khí hậu - Không quan tâm, không phải chuyện của tôi!

Suy ngẫm:

KHÔNG QUAN TÂM ĐẾN MÔI TRƯỜNG CÓ ĐÁNG BỊ LÊN ÁN?

VẪN XÀI TÚI NYLON, ỐNG HÚT NHỰA CÓ PHẢI LÀ SAI?

-

Co-host: Nghĩa Bùi

Guest: Đinh Hương

Là những người trẻ, đôi khi tôi thấy mình rất lo lắng, bất an về những gì đang xảy ra quanh ta. Biến đổi khí hậu, nóng lên toàn cầu, nước biển dâng... những vấn đề tưởng như xa xôi, nhưng nay ngày càng được nhắc đến nhiều hơn. Nó khiến tôi có 1 nỗi sợ mơ hồ rằng tương lai sẽ không còn yên ổn như hiện tại. Thế nhưng, đôi khi, tôi lại thấy mình hoàn toàn không dính líu đến những điều to tát đó. Nó ở đâu đó, ngoài kia, trên báo, trên những trang tin kêu gọi bảo vệ môi trường, nhưng lại không liên quan gì đến cuộc sống hằng ngày, sáng đi làm, tối đi về của tôi cả. Sự mâu thuẫn đó làm tôi suy nghĩ. Vậy mình có cần quan tâm không? Nếu tôi nói mình không quan tâm môi trường, sao cũng được, tới đâu thì tới, tôi quá nhỏ bé, tôi lo cuộc sống tôi còn chưa đủ, thì liệu có sai trái? Liệu tôi có được quyền nghĩ đến bản thân thay vì toàn nhân loại?

-

Mong các bạn hãy để lại review cho tôi trên kênh apple podcast, hoặc bình luận trực tiếp trong đường link này: https://linktr.ee/phanluong để tôi có thể thực hiện những podcast tiếp theo hay hơn.

Nov 17, 202152:39
Phim, game và nan đề đạo đức... Ủa?!

Phim, game và nan đề đạo đức... Ủa?!

Suy ngẫm:

BẠN NGHĨ RẰNG XEM PHIM, CHƠI GAME, ĐỌC SÁCH LÀ ĐỂ GIẢI TRÍ?

KHÔNG! NHỮNG NAN ĐỀ ĐẠO ĐỨC LUÔN XUẤT HIỆN TRONG NHỮNG TÁC PHẨM KHÓ QUÊN NHẤT!

Và những nguyên tắc phải trái đúng sai của các bạn sẽ lần nữa bị run rẩy...

-

Co-host: Nghĩa Bùi

Trong buổi chuyện trò hôm nay, hãy cùng tôi và Nghĩa, người đồng nghiệp lâu năm cùng trao đổi về những nan đề đạo đức hay mà chúng tôi bắt gặp trong phim ảnh, nghệ thuật. Moral dilemma là những câu hỏi không có câu trả lời đúng sai, chỉ có những lựa chọn luôn phải hy sinh điều gì đó. Ở tập trước, chúng tôi đã bàn về một số nan đề đạo đức nổi tiếng như nan đề xe điện, bạn có sẵn sàng giết 1 người để cứu nhiều người. Có khá nhiều câu chuyện trong phim, game hay sách vở sử dụng những nan đề đạo đức như thế này để làm cốt truyện chính, hoặc một cú plot twist ngoạn mục, hoặc là bài học mà sau khi xem một thời gian bạn vẫn còn suy ngẫm. Đó thường là những tác phẩm rất khó quên phải không.

Trong tập này, chúng tôi sẽ bàn và có thể tiết lộ nội dung của:

- Phim: Eye in the sky (2015), Law abiding citizen (2009)

- Game: The Last of Us (2013) và Part Two (2020)

Mong các bạn hãy để lại review cho tôi trên kênh apple podcast, hoặc bình luận trực tiếp trong đường link này: https://linktr.ee/phanluong để tôi có thể thực hiện những podcast tiếp theo hay hơn.


Nov 02, 202101:00:34
Nan đề đạo đức – Hy sinh ai, cứu ai?
Oct 17, 202158:39
Kiểm duyệt phim Việt Nam - không xấu như ta nghĩ?

Kiểm duyệt phim Việt Nam - không xấu như ta nghĩ?

Oct 09, 202101:00:16
Bất bình đẳng giới - Không thấy, không tồn tại?

Bất bình đẳng giới - Không thấy, không tồn tại?

Suy ngẫm:

TÔI KHÔNG THẤY BẤT BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG CUỘC SỐNG CỦA MÌNH, NGHĨA LÀ NÓ KHÔNG TỒN TẠI?

-

Guest: Kiều Trinh

Từ một chiếc story về bất bình đẳng giới, tôi có dịp trò chuyện với Kiều Trinh - Giảng viên trường Đại học Hoa Sen, Bộ môn Giáo dục khai phóng. Hiện tại Trinh cũng có một kênh youtube chia sẻ về các kỹ năng học thuật và cuộc sống của một giảng viên. Về bất bình đẳng giới, trong tập trước đây tôi cũng đã bàn luận về thái độ về nữ quyền cùng với co-host Nghĩa Bùi. Tuy nhiên, với góc nhìn của một người thuộc giới nữ, cũng là một trí thức dành nhiều quan tâm cho vấn đề này, đã cho tôi nhiều góc nhìn và bài học bổ ích hơn. Câu hỏi đặt ra là: nếu bản thân thôi không thấy bất bình đẳng giới trong vòng tròn của mình, liệu tôi có thể nghi ngờ sự tồn tại của nó? Bất bình đẳng giới có thật sự tồn tại hay không, và đôi khi có bị làm quá hay không?

-

Mong các bạn hãy để lại review cho tôi trên kênh apple podcast, hoặc bình luận trực tiếp trong đường link này: https://linktr.ee/phanluong để tôi có thể thực hiện những podcast tiếp theo hay hơn. 

Oct 02, 202148:05
Chúa trời nằm trong tim, không phải trên giấy!

Chúa trời nằm trong tim, không phải trên giấy!

Suy ngẫm:

TÔN GIÁO CÓ THỂ NGĂN CẤM TÌNH YÊU?

Tin vào một tôn giáo, và hướng thiện từ tôn giáo đó, luôn là một điều tốt. Thế nhưng, không phải lúc nào, tôn giáo cũng đoàn kết chúng ta. Đôi khi, có rất nhiều sự chia rẽ diễn ra vì những trích dẫn được ghi trên sách thánh: ngăn cấm hôn nhân, ngăn cấm tình yêu đồng giới, khơi màu chiến tranh và thù hận...  Đối với tôi, niềm tin vào Chúa trời nằm ở trong trái tim ta, hướng ta đi vào điều ngay lẽ phải, chứ không phải để gây đau thương. Vì lẽ đó, trước khi mù quáng làm theo những gì được bảo, liệu chúng ta có nên dừng lại một chút, đặt tay lên tim và tự hỏi: Chúa trời có thật sự muốn ta làm điều đó hay không?  Hãy cùng tôi suy nghĩ một chút về niềm tin, tôn giáo, và Chúa trời thật sự nằm ở đâu, nếu những gì được dạy lại đi ngược với niềm tin của chính chúng ta.  

Nội dung podcast mang ý kiến cá nhân, không nhằm đến mục đích kích động hay chia rẽ. Nếu có vô tình xúc phạm đến ai, xin rộng lòng tha thứ.

-   

Hãy để lại review cho mình trên trang Apple Podcast, hoặc để lại những nhận xét, góp ý tại form này nha: https://linktr.ee/phanluong

Sep 24, 202109:16
Nếu có thể là bất cứ ai, hãy là người tử tế.
Sep 17, 202109:43
Kêu gọi từ thiện - Cá nhân hay tổ chức?

Kêu gọi từ thiện - Cá nhân hay tổ chức?

Suy ngẫm:

CÁ NHÂN ĐỪNG NÊN KÊU GỌI TỪ THIỆN?

CÁ NHÂN HAY TỔ CHỨC SẼ PHÙ HỢP HƠN CHO HOẠT ĐỘNG THIỆN NGUYỆN?

-

Co-host: Nghĩa Bùi

Trong phần trước (tập 12 Season 1), tôi đã phân tích những lợi ích (và hạn chế) của việc công khai danh tính khi làm từ thiện. Mở rộng ra, nếu không chỉ trực tiếp thực hiện, mà còn kêu gọi quyên góp từ nhiều người, liệu có nên không? Đổi ngược lại, nếu muốn đóng góp cho việc thiện nguyện, bạn nên suy nghĩ kĩ xem nên gửi cho các cá nhân, hay chỉ nên tin tưởng các tổ chức, ban ngành. 

Tôi và Nghĩa, người đồng nghiệp lâu năm tại ngân hàng, lại có 2 ý kiến trái ngược nhau trong vấn đề này. Một bên là những người nổi tiếng, thậm chí là bạn bè, người quen, nhưng cũng là những người dễ bị cám dỗ nhất bởi lợi ích, và một bên là những tổ chức - đáng tin cậy hơn, nhưng lại quá cách xa. Đâu mới là điều nên làm? Mời các bạn lắng nghe phần 2 của podcast về việc từ thiện này. 

Nếu ưa thích, hãy để lại đánh giá cho tôi, và hãy đóng góp thêm những ý kiến của bạn trên phần review hoặc tại link này: https://linktr.ee/phanluong để chúng tôi thực hiện những podcast tốt hơn.

Sep 11, 202135:49
Từ thiện ẩn danh - Của cho có bằng cách cho?

Từ thiện ẩn danh - Của cho có bằng cách cho?

Suy ngẫm:

TỪ THIỆN NÊN ẨN DANH HAY CÔNG KHAI?

CỦA CHO ĐÔI KHI QUAN TRỌNG HƠN CÁCH CHO?

-

Co-host: Nghĩa Bùi

Từ trước đến nay, việc từ thiện vẫn luôn được vinh danh trong truyền thống văn hóa nước ta, đặc biệt là với những Mạnh thường quân ẩn danh, cho đi mà không màng người khác biết đến. Ngược lại, nếu công khai danh tính, thậm chí là khoe khoang việc làm tốt, thường bị xem là hám danh, là vì cá nhân chứ không phải nghĩ cho người khác. Thế nhưng, điều đó liệu có hợp lý? Liệu cách cho có thật sự quan trọng như vậy, hay của cho mới là thứ đáng để tâm hơn? 

Mình và Co-host Nghĩa, người bạn đồng nghiệp lâu năm tại ngân hàng, đã thử mổ xẻ vấn đề này, và mình nhận ra rằng, dường như, háo danh cũng là việc tốt. Mời các bạn lắng nghe số thứ 12 của podcast, cũng là phần đầu trong chủ đề về từ thiện. 

-

Nếu các bạn ưa thích hay có góp ý, hãy comment cho bọn mình ở đây nha: https://forms.gle/FXDdTWtQDXrfkNXz8

Sep 07, 202131:05
Phát hiện và tẩy chay tin giả (Fake News) như thế nào?
Sep 03, 202118:21
Lan truyền tin giả - Không biết không có tội?
Aug 28, 202137:08
Trường Chuyên Lớp Chọn - chọn phổ cập hay thích tinh hoa?
Aug 22, 202140:29
Chống vaccine - Tiêm hay không tiêm, đó là vấn đề...!

Chống vaccine - Tiêm hay không tiêm, đó là vấn đề...!

Suy ngẫm:

TIÊM (HAY KHÔNG) VACCINE LÀ QUYỀN TỰ DO CÁ NHÂN, HAY NGHĨA VỤ CỦA CỘNG ĐỒNG?

-

Co-host: Nghĩa Bùi

Vaccine, phát minh thần kỳ đã đưa nhân loại vượt qua bao nạn tai, cũng là thứ gánh chịu nhiều tai tiếng dai dẳng từ phong trào chống-vaccine. Trong đại dịch Covid-19, vaccine dường như là giải pháp cuối cùng cho xã hội để triệt để phục hồi, nhưng ngay cả như vậy, vẫn luôn có những luồng ý kiến phản đối, nghi hoặc, thậm chí là kêu gọi từ chối tiêm vaccine. Gần đây nhất là những ý kiến phản đối vaccine từ Trung Quốc. Là những người tin vào vaccine, mình và Nghĩa, một đồng nghiệp lâu năm, trao đổi về phong trào chống vaccine, và tại sao việc không tiêm vaccine có thể gây nguy hại cho cả cộng đồng chứ không chỉ riêng cá nhân. Tuy nhiên, nếu phải đặt tự do cá nhân và sinh mạng của mình vào, liệu việc chống vaccine có trở nên hợp lý hơn? Liệu chúng ta nên tự do đến mức nào, và chính phủ có thể kiểm soát đến mức nào?

-

Những góp ý cho podcast, hãy gửi cho mình tại đây nha: https://bit.ly/3q8ygLb


Aug 01, 202134:12
Nghệ sĩ & đời tư, nên tách bạch?
Jul 24, 202144:21
Nữ quyền (Feminism) - bớt ga-lăng để nam nữ bình đẳng!
Jul 17, 202153:09
Body shaming - người mập, người ốm, và người shame!
Jul 10, 202151:01
Phá thai - Tự do lựa chọn hay Tôn trọng sinh mạng?

Phá thai - Tự do lựa chọn hay Tôn trọng sinh mạng?

Suy ngẫm:

PHÁ THAI LÀ QUYỀN CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ, HAY CÓ CẢ TRÁCH NHIỆM PHẢI BẢO VỆ SINH MẠNG BẰNG MỌI GIÁ?

-

Co-host: Nghĩa Bùi

Guest: Đinh Hương

Phá thai là một trong những chủ đề rất nhạy cảm, và đặc biệt có vẻ hơi kỳ khi mình chưa làm cha, làm mẹ. Nhưng đôi khi, mình trộm nghĩ, chúng ta nên thẳng thắn nhìn vào và suy nghĩ về điều đó trước khi đến một ngày, chúng ta có thể phải đứng trước quyết định khó khăn này. Càng tránh né, hay càng e ngại, sẽ chỉ khiến những quyết định đi đến sai lầm. Pro-life, hay Pro-choice? Liệu sinh mạng có là trên hết, hay quyết định của người phụ nữ nên là tuyệt đối? Có nên cấm phá thai, hay nên xem đó là điều bình thường? Khách mời của hôm nay cùng mình là Nghĩa và Hương (một người đồng nghiệp lâu năm khác của mình, cũng là một cô gái cấp tiến và thông minh) sẽ thử đào bới những góc nhìn khác nhau, và hy vọng những ai sẽ làm cha mẹ sẽ rút ra được ít nhiều suy nghĩ cho riêng mình.

Xin hãy để lại nhận xét, góp ý cho bọn mình ở đây nha: https://bit.ly/3q8ygLb

Jun 30, 202146:44
Nói tiếng Việt mà chen tiếng Anh - có balance và healthy?
Jun 19, 202131:21
Tự do ngôn luận và hậu quả của nói thật
Jun 12, 202145:10
Hiểu về Hướng Nội và cục pin của chúng mình
Jun 04, 202107:42