Skip to main content
Góc nhỏ văn thơ

Góc nhỏ văn thơ

By Phan Luong

Nơi bạn có thể tìm thấy những truyện ngắn hay, những ngôn từ lãng đãng, và những bài thơ nhỏ nhẹ. Dành một ít phút để quên đi cuộc sống bộn bề.
-
Facebook: www.facebook.com/gocnhovantho
Hãy để lại lời nhắn và review cho mình để tiếp tục làm tốt hơn nha :D forms.gle/tQtFzqEcejMDnvfS9
-
Donate để ủng hộ góc nhỏ:
Ngân hàng Quốc tế VIB
STK: 601704060332546
Chủ tài khoản: Lương Hoàng Phan

Paypal: paypal.me/luonghoangphan
-
1 podcast khác của mình về tự do ngôn luận, triết học, sống tử tế và những chủ đề sâu sắc khác: Chuyện Trò Cùng Phan. Link: linktr.ee/phanluong
Available on
Amazon Music Logo
Apple Podcasts Logo
Castbox Logo
Google Podcasts Logo
Pocket Casts Logo
RadioPublic Logo
Spotify Logo
Currently playing episode

Giếng nước [Truyện ngắn] - Nabil Naoum

Góc nhỏ văn thơ Oct 20, 2021

00:00
13:37
Ông đồ, và những thành quách cũ [Thơ] - Vũ Đình Liên

Ông đồ, và những thành quách cũ [Thơ] - Vũ Đình Liên

Tác giả: Vũ Đình Liên [Việt Nam]

- Donate để ủng hộ góc nhỏ:

Ngân hàng Quốc tế VIB

STK: 601704060332546

Chủ tài khoản: Lương Hoàng Phan

⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠Paypal:⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠ paypal.me/luonghoangphan

-

Năm nay đào lại nở

Không thấy ông đồ xưa

Những người muôn năm cũ

Hồn ở đâu bây giờ?

Đó là những câu thơ đã đi theo bao thế hệ, đặc biệt lại rung lên vào những dịp tết đến, xuân về, của nhà thơ, nhà giáo Vũ Đình Liên. Ông cũng là một trong những thi nhân tiêu biểu của phong trào thơ mới, thậm chí là góp phần vào thắng lợi vẻ vang của thời đại thi ca này chỉ bằng đúng một bài thơ. “Ông Đồ”.

Viết về Vũ Đình Liên, Hoài Thanh trong cuốn Thi Nhân Việt Nam đã nhận xét: “Trong làng thơ mới Vũ Đình Liên là một người cũ. Từ khi phong trào thơ mới ra đời, ta đã thấy có thơ Vũ Đình Liên trên các báo. Người cũng ca tình yêu như hầu hết mọi nhà thơ hời bấy giờ. Nhưng hai nguồn thi cảm chính của người là lòng thương người và tình hoài cổ. Người thương những kẻ thân tàn ma dại, người nhớ những cảnh cũ người xưa. Có một lần hai nguồn cảm hứng ấy đã gặp nhau và đã để lại cho chúng ta một bài thơ kiệt tác: Ông đồ.

-

⁠⁠⁠Facebook ⁠⁠⁠⁠⁠⁠Góc Nhỏ Văn Thơ

Hãy theo dõi và review cho mình trên kênh⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠ Apple Podcast⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠, hoặc để lại lời nhắn qua⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠ link này⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠ ⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠nhé: https://forms.gle/HyKeVGtWChBnUirQ7

Bạn có thể theo dõi podcast khác của mình: "Chuyện trò cùng Phan" tại ⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠link này ⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠nha.

Feb 06, 202410:08
Ngày công đầu tiên của cu Tí [Truyện ngắn] - Bùi Hiển

Ngày công đầu tiên của cu Tí [Truyện ngắn] - Bùi Hiển

Tác giả: Bùi Hiển [Việt Nam]

- Donate để ủng hộ góc nhỏ:

Ngân hàng Quốc tế VIB

STK: 601704060332546

Chủ tài khoản: Lương Hoàng Phan

⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠Paypal:⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠ paypal.me/luonghoangphan

-

Năm 1958, Bùi Hiển viết truyện ngắn Ngày công đầu tiên của cu Tí để cổ vũ cho phong trào hợp tác xã. Truyện ngắn này được sử dụng trong giáo trình văn học phổ thông tại miền Bắc và cả nước Việt Nam trong nhiều năm, và có lẽ trở thành một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của ông cho hậu thế.

Dù trước hay sau năm 45, văn chương của Bùi Hiển vẫn kiên trì theo lối riêng của mình, giản dị, chân thực, hướng người đọc đến những điều tốt đẹp.

Bùi Hiển nói về quan điểm sáng tác của ông: "Nói tiếng nói khiêm tốn, khơi dậy những gì tốt đẹp vẫn tàng ẩn trong bất cứ con người nào" Ông cho rằng "Văn học thật ra, suy cho cùng, chẳng làm được gì nhiều lắm. Nhưng nó có khả năng, có thiên chức đánh thức dậy những ước ao hướng thiện và những tiềm tàng tự hướng thiện ở từng con người một". Có lẽ chính vì điều đó, câu chuyện về cu Tý với những bỡ ngỡ, lo lắng trong bữa sáng mờ ảo trước khi ra đồng vẫn còn đọng lại trong tâm tưởng rất nhiều thế hệ người dân Việt Nam. -

⁠⁠⁠Facebook ⁠⁠⁠⁠⁠Góc Nhỏ Văn Thơ

Hãy theo dõi và review cho mình trên kênh⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠ Apple Podcast⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠, hoặc để lại lời nhắn qua⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠ link này⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠ ⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠nhé: https://forms.gle/HyKeVGtWChBnUirQ7

Bạn có thể theo dõi podcast khác của mình: "Chuyện trò cùng Phan" tại ⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠link này ⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠nha.

Nov 28, 202315:60
Miếng ngon Hà Nội | Phở Bò - Món Quà Căn Bản [Bút ký] - Vũ Bằng

Miếng ngon Hà Nội | Phở Bò - Món Quà Căn Bản [Bút ký] - Vũ Bằng

Tác giả: Vũ Bằng [Việt Nam]

- Donate để ủng hộ góc nhỏ:

Ngân hàng Quốc tế VIB

STK: 601704060332546

Chủ tài khoản: Lương Hoàng Phan

⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠Paypal:⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠ paypal.me/luonghoangphan

-

Mời các bạn cùng ăn, đọc, nghe, ngẫm nghĩ, thấm từng trang cảm xúc với thiên bút ký "Miếng ngon Hà Nội" của Vũ Bằng.

Viết ở Hà Nội vào mùa thu 1952, nhưng để bày ra 15 món ăn đặc sắc của Hà thành trên trang giấy, Bằng Việt đã sửa chữa và viết thêm tại Sài Gòn năm 1956, 1958, 1959. Không chỉ là giới thiệu, ông còn gửi vào đó những nhận định, tâm tình và kỷ niệm của mình với Hà Nội qua giọng văn điêu luyện, cầu kì mà rất đỗi chân thật. Có thể nói văn chương của Vũ Bằng đã đạt đến mức như có như không, chỉ đôi dòng tâm tình bâng quơ mà cuốn hút và tinh tế đến say lòng, vừa tỉ mỉ, vừa hào sảng.

Ít ai biết rằng, khoảng thời gian ông viết Miếng Ngon Hà Nội cũng là lúc ông một lòng đau đáu về quê hương xa cách. Cuối năm 1948 Vũ Bằng bắt đầu hoạt động trong mạng lưới tình báo cách mạng. Năm 1954, ông khăn gói vào Sài Gòn theo phân công của tổ chức, để lại vợ và con trai ở Hà Nội (năm 1967, bà Nguyễn Thị Quỳ, vợ đầu của ông qua đời) và tiếp tục hoạt động cho đến 30 tháng 4 năm 1975. Bởi sự đứt đoạn đường dây liên lạc, ông chịu nhiều oan khuất và chỉ trích, cho mãi đến sau khi qua đời, ông mới được công nhận là người hoạt động cách mạng và được truy tặng huân chương nhà nước.

Nhận xét về ông, Tạ Tỵ viết: "Vũ Bằng là một hiện tượng. Trong suốt dòng sông của cuộc đời có mặt, Vũ Bằng đã đánh đổi tất cả chỉ để xin lấy về phần mình hơi thở của nghệ thuật."

Chỉ cần nghe Vũ Bằng tả các món ăn, cái thú ăn, vấn đề nấu ăn, ta cũng hiểu hơi thở nghệ thuật của ông đã in vào cuộc sống như thế nào. -

⁠⁠Facebook ⁠⁠⁠⁠Góc Nhỏ Văn Thơ

Hãy theo dõi và review cho mình trên kênh⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠ Apple Podcast⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠, hoặc để lại lời nhắn qua⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠ link này⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠ ⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠nhé: https://forms.gle/HyKeVGtWChBnUirQ7

Bạn có thể theo dõi podcast khác của mình: "Chuyện trò cùng Phan" tại ⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠link này ⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠nha.

Oct 28, 202325:22
Đêm nay Bác không ngủ [Thơ] - Minh Huệ

Đêm nay Bác không ngủ [Thơ] - Minh Huệ

Tác giả: Nguyễn Đức Thái (Việt Nam)

- Donate để ủng hộ góc nhỏ:

Ngân hàng Quốc tế VIB

STK: 601704060332546

Chủ tài khoản: Lương Hoàng Phan

⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠Paypal:⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠ paypal.me/luonghoangphan

-

Hồ Chí Minh luôn là một mẫu hình lý tưởng cho các nhà thơ, nhà văn thời kỳ Cách Mạng, hay có thể nói, Bác luôn là hình tượng chiếm vị trí đặc biệt ở mọi mặt cuộc sống của người Việt Nam.

Có một câu chuyện được kể về Bác, đã hòa hợp thành công giữa lịch sử chân thật và chất liệu văn chương, được kể dưới dạng một bài thơ. Không ai biết câu chuyện ấy có thật không, nhưng nó đáng tin, vì dưới ngòi bút của nhà thơ Minh Huệ, hình ảnh của Bác hiện ra chính là hình ảnh mà triệu triệu người dân Việt Nam vẫn hằng quen thuộc. Giản dị, ân cần, luôn một lòng nặng gánh nước nhà. -

⁠Facebook ⁠⁠⁠Góc Nhỏ Văn Thơ

Hãy theo dõi và review cho mình trên kênh⁠⁠⁠⁠⁠⁠ Apple Podcast⁠⁠⁠⁠⁠⁠, hoặc để lại lời nhắn qua⁠⁠⁠⁠⁠⁠ link này⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠ ⁠⁠⁠⁠⁠⁠nhé: https://forms.gle/HyKeVGtWChBnUirQ7

Bạn có thể theo dõi podcast khác của mình: "Chuyện trò cùng Phan" tại ⁠⁠⁠⁠⁠⁠link này ⁠⁠⁠⁠⁠⁠nha.

Sep 17, 202307:56
Chuỗi ngọc lam [Truyện ngắn] - Fulton Oursler

Chuỗi ngọc lam [Truyện ngắn] - Fulton Oursler

Tác giả: Fulton Oursler (Hoa Kỳ)

- Donate để ủng hộ góc nhỏ:

Ngân hàng Quốc tế VIB

STK: 601704060332546

Chủ tài khoản: Lương Hoàng Phan

⁠⁠⁠⁠⁠⁠Paypal:⁠⁠⁠⁠⁠⁠ paypal.me/luonghoangphan

- Trong tuần báo Thiếu Nhi số 117, ra ngày 19-12-1973, có đăng tải một truyện ngắn của nhà văn Fulton Oursler, do dịch giả, học giả Nguyễn Hiến Lê dịch. Câu chuyện này tưởng như chỉ dành cho thiếu nhi, nhưng sau hơn nửa thế kỷ lưu hành, có không ít độc giả đã chia sẻ rằng khi đọc thuở nhỏ, họ chỉ biết nó hay mà không hiểu vì sao lại hay, cho đến khi có dịp đọc lại lúc trưởng thành thì họ lại tìm thấy những cảm xúc, suy nghĩ rất mới. Truyện ngắn Chuỗi Ngọc Lam, sau này được lược dịch và đưa vào chương trình tập đọc lớp 5 trong sách giáo khoa. -

Facebook ⁠⁠Góc Nhỏ Văn Thơ

Hãy theo dõi và review cho mình trên kênh⁠⁠⁠⁠⁠ Apple Podcast⁠⁠⁠⁠⁠, hoặc để lại lời nhắn qua⁠⁠⁠⁠⁠ link này⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠ ⁠⁠⁠⁠⁠nhé: https://forms.gle/HyKeVGtWChBnUirQ7

Bạn có thể theo dõi podcast khác của mình: "Chuyện trò cùng Phan" tại ⁠⁠⁠⁠⁠link này ⁠⁠⁠⁠⁠nha.

Aug 28, 202311:13
Tiếng chim kêu [Truyện ngắn] - Thạch Lam

Tiếng chim kêu [Truyện ngắn] - Thạch Lam

Tác giả: Nguyễn Tường Lân (Việt Nam)

-

Donate để ủng hộ góc nhỏ:

Ngân hàng Quốc tế VIB

STK: 601704060332546

Chủ tài khoản: Lương Hoàng Phan

⁠⁠⁠⁠⁠Paypal:⁠⁠⁠⁠⁠ paypal.me/luonghoangphan - Trong những tác gia của Tự Lực Văn Đoàn, Thạch Lam - Nguyễn Tường Lân, luôn là cái tên ưa thích của mình, bởi cái nhìn hiện thực được viết nên từ một ngòi bút nhẹ nhàng, thủ thỉ và lãng mạn. Văn chương của ông không mạnh mẽ, cuồng nhiệt, bởi chủ tâm, ông không xô đẩy nhân vật của mình vào những hoàn cảnh éo le, tàn nhẫn. Trái lại, ông như một người đứng từ xa, quan sát lặng lẽ bằng cái nhìn đôn hậu với những mảnh đời, những thân phận nhỏ bé, côi cút và bất hạnh, để rồi khơi gợi lòng đồng cảm và thương yêu sâu sắc bằng văn chương của mình.

Nếu phải ví von, mình thường xem truyện của Thạch Lam như một lát cắt tinh tế vào giữa những bi ai. Ông chọn lựa khéo léo, tránh né những phần đau đớn nhất, chỉ để lại những sinh hoạt đời thường, những khoảnh khắc rất người, nhưng âm ỉ đâu đó, vẫn là thông điệp về số phận con người mà ông muốn nhắn gửi cho độc giả. Chúng ta sẽ thấy rõ điều đó qua tác phẩm mình đem đến ngày hôm nay, truyện ngắn “Tiếng chim kêu” , lần đầu ra mắt trong tập truyện Gió lạnh đầu mùa của Nhà xuất bản Đời nay, in năm 1937.

- ⁠Facebook ⁠Góc Nhỏ Văn Thơ

Hãy theo dõi và review cho mình trên kênh⁠⁠⁠⁠ Apple Podcast⁠⁠⁠⁠, hoặc để lại lời nhắn qua⁠⁠⁠⁠ link này⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠ ⁠⁠⁠⁠nhé: https://forms.gle/HyKeVGtWChBnUirQ7

Bạn có thể theo dõi podcast khác của mình: "Chuyện trò cùng Phan" tại ⁠⁠⁠⁠link này ⁠⁠⁠⁠nha.


Jul 30, 202311:29
Bến quê [Truyện ngắn] - Nguyễn Minh Châu

Bến quê [Truyện ngắn] - Nguyễn Minh Châu

Tác giả: Nguyễn Minh Châu (Việt Nam)

-

Donate để ủng hộ góc nhỏ:

Ngân hàng Quốc tế VIB

STK: 601704060332546

Chủ tài khoản: Lương Hoàng Phan

⁠⁠⁠⁠Paypal:⁠⁠⁠⁠ paypal.me/luonghoangphan -

Truyện ngắn Bến quê in trong tập truyện cùng tên của Nguyễn Minh Châu, xuất bản năm 1985. Truyện chứa đựng nhiều suy ngẫm và trải nghiệm sâu sắc của nhà văn về con người và cuộc đời, thức tỉnh mọi người biết trân trọng vẻ đẹp và giá trị của những điều bình dị, gần gũi của gia đình, quê hương, thông qua hình ảnh của Nhĩ, người cán bộ đã từng đi khắp năm châu bốn bể, nay phải nằm ở nhà với căn bệnh thập tử nhất sinh của mình.

-

Hãy theo dõi và review cho mình trên kênh⁠⁠⁠ Apple Podcast⁠⁠⁠, hoặc để lại lời nhắn qua⁠⁠⁠ link này⁠⁠⁠⁠⁠⁠ ⁠⁠⁠nhé: https://forms.gle/HyKeVGtWChBnUirQ7

Bạn có thể theo dõi podcast khác của mình: "Chuyện trò cùng Phan" tại ⁠⁠⁠link này ⁠⁠⁠nha.

Jul 09, 202316:33
Chuyện cổ tích về loài người [Thơ] - Xuân Quỳnh

Chuyện cổ tích về loài người [Thơ] - Xuân Quỳnh

Tác giả: Xuân Quỳnh (Việt Nam)

-

Donate để ủng hộ góc nhỏ:

Ngân hàng Quốc tế VIB

STK: 601704060332546

Chủ tài khoản: Lương Hoàng Phan

⁠⁠⁠Paypal:⁠⁠⁠ paypal.me/luonghoangphan -

Bài thơ lần đầu được in vào năm 1978, trong tập Lời ru trên mặt đất, mở đầu bằng những câu từ trong veo:

"Trời sinh ra trước nhất
Chỉ toàn là trẻ con
Trên trái đất trụi trần
Không dáng cây ngọn cỏ
Mặt trời cũng chưa có
Chỉ toàn là bóng đêm
Không khí chỉ màu đen
Chưa có màu sắc khác"

-

Hãy theo dõi và review cho mình trên kênh⁠⁠ Apple Podcast⁠⁠, hoặc để lại lời nhắn qua⁠⁠ link này⁠⁠⁠⁠ ⁠⁠nhé: https://forms.gle/HyKeVGtWChBnUirQ7

Bạn có thể theo dõi podcast khác của mình: "Chuyện trò cùng Phan" tại ⁠⁠link này ⁠⁠nha.

May 21, 202307:03
Ký ức đô thị [Tản Văn] - Nguyễn Phương Văn (Blog 5xu)

Ký ức đô thị [Tản Văn] - Nguyễn Phương Văn (Blog 5xu)

Tác giả: Nguyễn Phương Văn (Việt Nam)

-

Donate để ủng hộ góc nhỏ:

Ngân hàng Quốc tế VIB

STK: 601704060332546

Chủ tài khoản: Lương Hoàng Phan

⁠⁠Paypal:⁠⁠ paypal.me/luonghoangphan -

"Mọi sự thay đổi lớn, như tòa đại sứ, bến Bình Đông, đều xóa đi một hoặc nhiều ký ức của đô thị lớn đã từng có tên là Sài Gòn.

Không dễ gì xóa đi ký ức của một con người, cho dù có tự nguyện và cố gắng đến mấy. Một ký ức mất đi là một lần tiềm thức thay đổi. Tiềm thức thay đổi sẽ khiến con người ta đổi thay nhận thức của chính mình. Khi nhận thức thay đổi, thế giới quan cũng đổi thay. Và thế giới hiện thực như con người ta nhìn thấy sẽ khác đi. Khác tinh thần, khác tính cách. Một bản thể hoàn toàn khác.

Một người có ký ức hoàn toàn mới, sẽ là một con người mới.

Một thành phố bị mất ký ức, sẽ trở thành một thành phố khác.

Sài-gòn đãi tất cả, sang hay hèn, con buôn hay chiến binh, công bằng và dung dị như nhau. Miễn là họ có những tháng năm gian nan ngược xuôi trên mảnh đất này. Đấy là một tinh thần Ngọc mà không phải mảnh đất nào ở Viễn Đông cũng có."

-

Hãy theo dõi và review cho mình trên kênh⁠ Apple Podcast⁠, hoặc để lại lời nhắn qua⁠ link này⁠⁠ ⁠nhé: https://forms.gle/HyKeVGtWChBnUirQ7

Bạn có thể theo dõi podcast khác của mình: "Chuyện trò cùng Phan" tại ⁠link này ⁠nha.

Apr 22, 202309:16
Bố của Simon [Truyện ngắn] - Guy de Maupassant

Bố của Simon [Truyện ngắn] - Guy de Maupassant

Tác giả: Guy De Maupassant (Pháp)

Theo dõi Facebook: https://www.facebook.com/gocnhovantho

Văn hào người Pháp nổi tiếng với những truyện ngắn mang màu sắc bi ai, trần trụi về nhân sinh, sinh vào năm 1850 tại miền bắc nước Pháp. Độc giả Việt Nam hẳn biết nhiều về ông qua truyện ngắn Viên Mỡ Bò, hoặc tiểu thuyết Ông Bạn Đẹp xuất bản năm 1885. Chủ nghĩa bi quan, hoài nghi là thế giới quan chi phối nhiều sáng tác của ông.

Tác phẩm của Maupassant là điển hình của "sự tuyệt vọng triết học" (le désespoir philosophique), thể hiện niềm thất vọng trước sự bé nhỏ và bất lực của con người trước xã hội và định mệnh, về sự tuyệt vọng đã dập tắt mọi khát vọng, về cái ác... Chính sự tuyệt vọng triết học này đã làm cho quan niệm nghệ thuật về con người của ông trở nên bi quan. khi ông cho rằng mình đang phản ánh những con người "chưa bao giờ ít chất người hơn thế". Thế nhưng, ông cũng là một bậc thầy trong văn chương, với những góc nhìn đầy nghệ thuật, những câu từ điêu luyện mà người đời sau ít có được.

Cùng với Chekhov, O’Henry, Maupassant là tác giả truyện ngắn ưa thích nhất của mình, và do đó, mình chọn một truyện ngắn có phần nhẹ nhàng, cũng như có cái kết tốt đẹp hiếm hoi của ông để gửi đến thính giả của Góc Nhỏ Văn Thơ. Truyện ngắn này từng được đem vào giảng dạy trong chương trình “Ngữ văn lớp 9”. -

Donate để ủng hộ góc nhỏ:

Ngân hàng Quốc tế VIB

STK: 601704060332546

Chủ tài khoản: Lương Hoàng Phan

Paypal: paypal.me/luonghoangphan

-

Hãy theo dõi và review cho mình trên kênh Apple Podcast, hoặc để lại lời nhắn qua link này nhé: https://forms.gle/HyKeVGtWChBnUirQ7

Bạn có thể theo dõi podcast khác của mình: "Chuyện trò cùng Phan" tại link này nha.

Apr 09, 202323:45
Bếp lửa [Thơ] - Bằng Việt

Bếp lửa [Thơ] - Bằng Việt

Theo dõi Facebook: https://www.facebook.com/gocnhovantho

Tác giả: Bằng Việt (Việt Nam)

Thơ Bằng Việt tinh tế mà chân thành, và có lẽ đó đúng là những gì dùng để miêu tả về hình ảnh người bà trong thi ca, văn học, và cả trong cuộc sống của chúng ta. Đó là người bà của Maxim Gorky, với đôi má ngăm ngăm đã có nhiều nếp nhăn, nhưng khuôn mặt vẫn tươi trẻ. Văn hào người Nga đã bồi hồi nhớ lại “Trước khi tôi gặp bà, tôi như người ngủ say, đắm chìm trong bóng tối. Nhưng bà tôi xuất hiện đã đánh thức tôi dậy, đưa tôi ra ngoài ánh sáng”. Dù ở quốc gia nào, dân tộc nào, người bà vẫn luôn ở đấy, dẫn dắt cho cháu của mình, không bao giờ từ bỏ, không bao giờ nản lòng. Đó là người bà trong truyện ngắn “Dưới bóng hoàng lan”, mà mình có dịp đọc trong 1 tập podcast trước đây. Bà của Thạch Lam thì mộc mạc, chân chất như bao người mẹ, người bà ở vùng quê Việt Nam. Bao nhiêu tình cảm yêu thương , trìu mến đã dồn nén lại và hiển lộ qua chỉ một câu nói ân cần “Cháu đã về đấy ư”. Đó là người bà tần tảo trong Đò Lèn của Nguyễn Duy: 

Tôi đâu biết bà tôi cơ cực thế 

bà mò cua xúc tép ở đồng Quan 

bà đi gánh chè xanh Ba Trại Quán Cháo,

Đồng Giao thập thững những đêm hàn.

Bà vẫn luôn là người yêu thương, bao dung và vực ta dậy - giống như người bà của Nobita trong truyện tranh Doremon, sẽ mãi mãi là chỗ dựa vững vàng trong tâm hồn chúng ta.

-

Donate để ủng hộ góc nhỏ:

Ngân hàng Quốc tế VIB

STK: 601704060332546

Chủ tài khoản: Lương Hoàng Phan

Paypal: paypal.me/luonghoangphan

-

Hãy theo dõi và review cho mình trên kênh Apple Podcast, hoặc để lại lời nhắn qua link này nhé: https://forms.gle/HyKeVGtWChBnUirQ7

Bạn có thể theo dõi podcast khác của mình: "Chuyện trò cùng Phan" tại link này nha.

Mar 12, 202312:02
Tôi đi học [Truyện ngắn] - Thanh Tịnh

Tôi đi học [Truyện ngắn] - Thanh Tịnh

Theo dõi Facebook: https://www.facebook.com/gocnhovantho

-

Tác giả: Thanh Tịnh (Việt Nam). 

Ông sinh năm 1911, tên khai sinh là Trần Văn Ninh (6 tuổi được đổi là Trần Thanh Tịnh), là một nhà thơ Việt Nam thời tiền chiến. Ông cũng có các bút danh khác như : Thinh Không, Pathé (trước 1945), Thanh Thanh, Trinh Thuần. Năm 1957, ông tham gia thành lập Hội Nhà văn Việt Nam và trở thành Ủy viên Ban chấp hành Hội khóa I, II. Ngoài ra, ông còn là Ủy viên Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, là Đại tá Quân đội nhân dân Việt Nam trước khi nghỉ hưu. Thanh Tịnh mất ngày 17 tháng 7 năm 1988 tại Hà Nội.

Truyện ngắn Tôi đi học (xuất bản năm 1941) được đưa vào chương trình giảng dạy Trung học cơ sở qua Sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập 2.

-

Donate để ủng hộ góc nhỏ:

Ngân hàng Quốc tế VIB

STK: 601704060332546

Chủ tài khoản: Lương Hoàng Phan

Paypal: paypal.me/luonghoangphan

-

Hãy theo dõi và review cho mình trên kênh Apple Podcast, hoặc để lại lời nhắn qua link này nhé: https://forms.gle/HyKeVGtWChBnUirQ7

Bạn có thể theo dõi podcast khác của mình: "Chuyện trò cùng Phan" tại link này nha.

Feb 27, 202312:28
Bài thơ về tiểu đội xe không kính | Trường Sơn Đông - Trường Sơn Tây [Thơ] - Phạm Tiến Duật

Bài thơ về tiểu đội xe không kính | Trường Sơn Đông - Trường Sơn Tây [Thơ] - Phạm Tiến Duật

Theo dõi Facebook: https://www.facebook.com/gocnhovantho

-

Trường Sơn không chỉ có máu lửa, đạn bom. Không chỉ có chất độc màu da cam và những nỗi đau. Trường Sơn còn có tình yêu của anh và em, còn có những trái tim hừng hực hướng về nhau, hướng về miền Nam ruột thịt.

Tác giả: Phạm Tiến Duật(Việt Nam)

-

Donate để ủng hộ góc nhỏ:

Ngân hàng Quốc tế VIB

STK: 601704060332546

Chủ tài khoản: Lương Hoàng Phan

Paypal: paypal.me/luonghoangphan

-

Hãy theo dõi và review cho mình trên kênh Apple Podcast, hoặc để lại lời nhắn qua link này nhé: https://forms.gle/HyKeVGtWChBnUirQ7

Bạn có thể theo dõi podcast khác của mình: "Chuyện trò cùng Phan" tại link này nha.

Feb 01, 202308:39
Stepping on the rainy street [Truyện ngắn] - Khiết Lam

Stepping on the rainy street [Truyện ngắn] - Khiết Lam

Theo dõi Facebook: https://www.facebook.com/gocnhovantho

-

Những ngày choàng tỉnh, miên man uống cạn làn hơi ấm cũ, ngơ ngác đứng bên vệ đường, tôi tìm lại hình bóng em bằng sự lạc lõng và xôn xao của gió.

Tịnh Ngọc. Ngay cả tên em tôi cũng chỉ dám gọi thầm, vậy thì tại sao có một người cứ chờ đợi mãi?

Và cuộc sống.

Có bao giờ chịu dừng lại dù chỉ một giây để tôi kịp trải lòng mình?

Bước chân trên con đường ướt mưa, người ta dễ trượt ngã.

Có hề gì.

Chỉ cần mưa…

Tác giả: Khiết Lam (Việt Nam)

-

Donate để ủng hộ góc nhỏ:

Ngân hàng Quốc tế VIB

STK: 601704060332546

Chủ tài khoản: Lương Hoàng Phan

Paypal: paypal.me/luonghoangphan

-

Hãy theo dõi và review cho mình trên kênh Apple Podcast, hoặc để lại lời nhắn qua link này nhé: https://forms.gle/HyKeVGtWChBnUirQ7

Bạn có thể theo dõi podcast khác của mình: "Chuyện trò cùng Phan" tại link này nha.

Jan 22, 202310:43
Khoảng trời, hố bom [Thơ] - Lâm Thị Mỹ Dạ

Khoảng trời, hố bom [Thơ] - Lâm Thị Mỹ Dạ

Theo dõi Facebook: https://www.facebook.com/gocnhovantho

-

Tôi nhìn xuống hố bom đã giết em
Mưa đọng lại một khoảng trời nho nhỏ
Ðất nước mình nhân hậu
Có nước trời xoa dịu vết thương đau

Tác giả: Lâm Thị Mỹ Dạ (Việt Nam). 

-

Donate để ủng hộ góc nhỏ:

Ngân hàng Quốc tế VIB

STK: 601704060332546

Chủ tài khoản: Lương Hoàng Phan

Paypal: paypal.me/luonghoangphan

-

Hãy theo dõi và review cho mình trên kênh Apple Podcast, hoặc để lại lời nhắn qua link này nhé: https://forms.gle/HyKeVGtWChBnUirQ7

Bạn có thể theo dõi podcast khác của mình: "Chuyện trò cùng Phan" tại link này nha.

Dec 18, 202209:10
Ghét cái răng khểnh | Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ [Tiểu thuyết] - Nguyễn Ngọc Thuần

Ghét cái răng khểnh | Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ [Tiểu thuyết] - Nguyễn Ngọc Thuần

Theo dõi Facebook: https://www.facebook.com/gocnhovantho

-

Tác giả: Nguyễn Ngọc Thuần (Việt Nam).

Anh tốt nghiệp ĐH Mỹ thuật TP. HCM, sau khi ra trường đầu quân cho Báo Tuổi trẻ. Thế nhưng cơ duyên đã đưa chàng họa sĩ trẻ tiếp cận văn chương và "cái tôi" nhà văn đã lấn lướt "cái tôi" họa sĩ. Nguyễn Ngọc Thuần bước lên đỉnh cao thành công của văn chương, với hàng loạt các giải thưởng. 

"Sự xuất hiện của anh trong làng văn, với Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ, Một thiên nằm mộng đã tạo nên một thế giới tươi sáng, mơ hồ mà quyến rũ. Sự đẹp đẽ của những trang văn Nguyễn Ngọc Thuần đã "đánh gục" sự nghi ngờ của những nhà văn lão thành. Ngay cả những nhà phê bình khó tính nhất cũng chấm cho anh trên điểm 5 trong thang điểm 10."

-

Donate để ủng hộ góc nhỏ:

Ngân hàng Quốc tế VIB

STK: 601704060332546

Chủ tài khoản: Lương Hoàng Phan

Paypal: paypal.me/luonghoangphan

-

Hãy theo dõi và review cho mình trên kênh Apple Podcast, hoặc để lại lời nhắn qua link này nhé: https://forms.gle/HyKeVGtWChBnUirQ7

Bạn có thể theo dõi podcast khác của mình: "Chuyện trò cùng Phan" tại link này nha.

Dec 04, 202205:00
Những bóng người trên sân ga [Thơ] - Nguyễn Bính

Những bóng người trên sân ga [Thơ] - Nguyễn Bính

Theo dõi Facebook: https://www.facebook.com/gocnhovantho

Những bóng người trên sân ga là một bài thơ do thi sĩ Nguyễn Bính (1918-1966) sáng tác vào năm 1937 tại Hà Nội. Theo Trần Nhân Cư, thì bài thơ có xuất xứ như sau: ...Lúc tôi (Trần Nhân Cư) bận việc thì (Nguyễn) Bính ra ngoài "ke" (quai) sân ga, nhìn hành khách, lúc tàu đến, tàu về...Tôi cứ để anh được tự nhiên. Và bài thơ Những bóng người trên sân ga, đã được tác giả lấy thi hướng ở ga Đầu Cầu, chợ Đồng Xuân, Hà Nội.

Trần Trung viết: Từ cái nhìn bao quát ở khổ thơ đầu, đượm nỗi xót xa cho thân phận kiếp người ("Những cuộc chia lìa khởi từ đây"), Nguyễn Bính tỏa cái nhìn mang dấu ấn của từng cảnh ngộ, từng thân phận người. Điệp lại hai tiếng "có lần" tới năm lần, tác giả như tự thả hồn mình vào hồn người, mà xót xa, mà cảm thương. Và, "những bóng người" trong thơ ông không phải là hình ảo, mà chứa đựng những thân phận thật ở giữa cuộc đời thường tụ tán, ly hợp.

-

Donate để ủng hộ góc nhỏ:

Ngân hàng Quốc tế VIB

STK: 601704060332546

Chủ tài khoản: Lương Hoàng Phan

Paypal: paypal.me/luonghoangphan

-

Hãy theo dõi và review cho mình trên kênh Apple Podcast, hoặc để lại lời nhắn qua link này nhé: https://forms.gle/HyKeVGtWChBnUirQ7

Bạn có thể theo dõi podcast khác của mình: "Chuyện trò cùng Phan" tại link này nha.

Nov 19, 202207:27
Sắc Không [Truyện ngắn] - Hoàng Đạo | Tự Lực Văn Đoàn

Sắc Không [Truyện ngắn] - Hoàng Đạo | Tự Lực Văn Đoàn

Facebook: https://www.facebook.com/gocnhovantho

-

Hoàng Đạo, tên thật là Nguyễn Tường Long, là em trai của Nhất Linh, cũng là anh trai của nhà văn Thạch Lam. Ông từng được vời làm quan, nhưng từ chối, rồi tham gia viết báo, làm chính trị, trở thành đại biểu quốc hội khóa 1 của Chính phủ liên hiệp, để rồi mất tại Trung Quốc đất khách quê người. Ông viết nhiều tác phẩm, thiêng về xã hội, châm biếm và nghị luận. Chẳng thế mà Hoàng Đạo được xem là “lý thuyết gia” của văn đoàn, với những bài xã luận đanh thép, những áng văn đả kích sâu cay trên trang Phong Hóa dưới bút danh Tứ Ly. 

Thế nhưng, trong những tác phẩm mà ông để lại, mình chợt nhớ về Sắc Không, một truyện ngắn đăng trong tập truyện Tiếng Đàn năm 1941, là một truyện ngắn với nhiều sự lặng im, và một tiếng thở dài tiếc nuối. Không có một Hoàng Đạo sắc bén, chỉ có một ngôi chùa, một nhà sư, và câu chuyện của hai người bạn trong tiếng chuông văng vẳng. Phật Giáo và chốn tu hành là chủ đề có phần nhạy cảm, nhưng với Sắc Không, Hoàng Đạo chỉ khẽ chạm vào một góc của con người, một góc khuất chứa đựng sự dằn vặt giữa tu và hành, giữa dục vọng tầm thường và chân tu siêu thoát, giữa sự lặng im của cửa chùa và tiếng lòng của người trong cõi Phật. Mời các bạn lắng nghe truyện ngắn của ngày hôm nay.

-

Donate để ủng hộ góc nhỏ:

Ngân hàng Quốc tế VIB

STK: 601704060332546

Chủ tài khoản: Lương Hoàng Phan

Paypal: paypal.me/luonghoangphan

-

Hãy theo dõi và review cho mình trên kênh Apple Podcast, hoặc để lại lời nhắn qua link này nhé: https://forms.gle/HyKeVGtWChBnUirQ7

Bạn có thể theo dõi podcast khác của mình: "Chuyện trò cùng Phan" tại link này nha.

Nov 08, 202215:52
Trước biển / Người và Biển [Thơ] - Vũ Quần Phương / Charles Baudelaire

Trước biển / Người và Biển [Thơ] - Vũ Quần Phương / Charles Baudelaire

Facebook: https://www.facebook.com/gocnhovantho

-

Vũ Quần Phương (1940-) tên thật là Vũ Ngọc Chúc, bút danh khác còn có Ngọc Vũ, Phương Viết, quê Nam Định. Ông là bác sĩ y khoa đồng thời là nhà thơ, nhà phê bình văn học, trưởng ban biên tập văn học của NXB Văn học, chủ tịch Hội văn nghệ Hà Nội, tổng biên tập báo Người Hà Nội, chủ tịch Hội đồng thơ Hội nhà văn Việt Nam, phó tổng biên tập tạp chí Văn chương Việt Nam bằng tiếng Pháp. Ngoài làm thơ và viết phê bình văn học, còn dịch thơ đăng trên các sách, báo và tạp chí văn học.

Ông yêu thích nhất là bài thơ “Trước biển” nhưng khi đi nói chuyện về thơ ca, Vũ Quần Phương ít nhắc tới vì bài thơ dài gần 60 câu. Đầu những năm 1970, ông vẫn công tác bên ngành y tế. Một dịp, dự hội nghị bàn về y tế trong ngành than ở Bãi Cháy, nhà thơ được họp trong dãy nhà nhiều tầng quay lưng ra biển. Vào một buổi chiều, ông đã viết liền hơi gần 60 câu thơ và đặt tên là “Trước biển”. Vì được viết liền hơi nên cảm xúc khi đọc “Trước biển” rất lôi cuốn liền mạch. Giờ đây đọc lại, Vũ Quần Phương vẫn thấy nó như trong một cơn mê, một cơn say đề tài được viết ra chỉ trong một buổi chiều.

-

Donate để ủng hộ góc nhỏ:

Ngân hàng Quốc tế VIB

STK: 601704060332546

Chủ tài khoản: Lương Hoàng Phan

Paypal: paypal.me/luonghoangphan

-

Hãy theo dõi và review cho mình trên kênh Apple Podcast, hoặc để lại lời nhắn qua link này nhé: https://forms.gle/HyKeVGtWChBnUirQ7

Bạn có thể theo dõi podcast khác của mình: "Chuyện trò cùng Phan" tại link này nha.

This podcast uses the music from: Lofi Hiphop Mix 2022 | Lofi beats to study | No Copyright Lofi Hip Hop 2022 https://youtu.be/pLcw3dK1yU0👇 

Oct 21, 202206:33
Hai mươi năm sau [Truyện ngắn] - O. Henry

Hai mươi năm sau [Truyện ngắn] - O. Henry

Tác giả: O. Henry (Hoa Kỳ)

Facebook: https://www.facebook.com/gocnhovantho

-

Một trong những tác giả truyện ngắn nổi tiếng và xuất chúng nhất của văn học Hoa Kỳ,  có lẽ chúng ta đều quá quen thuộc với O.Henry (1862 – 1910)  qua truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng. Thế nhưng, gần 400 tác phẩm khác của ông đều là những câu chuyện tuyệt vời, vừa dí dỏm, vừa ấm áp, và thường có những cú twist không ai ngờ được. Chúng vẽ nên một bức tranh đương đại rất đa dạng của xã hội Mỹ đương thời, được rút tỉa từ chính cuộc đời phong phú, hay thậm chí có thể nói là phong ba của O. Henry. 

O.Henry qua đời trong khổ sở với căn bệnh lao và chứng nghiện rượu lưu truyền trong gia đình. Năm 1919, Hội Nghệ thuật và Khoa học (Society of Arts and Sciences) thiết lập "Giải thưởng Tưởng niệm O. Henry" (O. Henry Memorial Awards), hàng năm trao cho những truyện ngắn xuất sắc. Cả Hoa Kỳ và Liên Xô đều đã từng phát hành con tem có hình ông để kỷ niệm 100 và 150 năm sinh nhật của O. Henry.

Tác phẩm Hai mươi năm sau, một trong những truyện ngắn được yêu thích nhất của ông, lấy bối cảnh tại New York, nơi ông đã dành 8 năm cuối đời.

-

Donate để ủng hộ góc nhỏ:

Ngân hàng Quốc tế VIB

STK: 601704060332546

Chủ tài khoản: Lương Hoàng Phan

Paypal: paypal.me/luonghoangphan

-

Hãy theo dõi và review cho mình trên kênh Apple Podcast, hoặc để lại lời nhắn qua link này nhé: https://forms.gle/HyKeVGtWChBnUirQ7

Bạn có thể theo dõi podcast khác của mình: "Chuyện trò cùng Phan" tại link này nha.

Oct 14, 202212:12
Núi đôi [Thơ] - Vũ Cao

Núi đôi [Thơ] - Vũ Cao

Tác giả: Vũ Cao (Việt Nam)

Facebook: https://www.facebook.com/gocnhovantho

-

Anh ngước nhìn lên hai dốc núi,
Hàng thông bờ có con đường quen.
Nắng lụi bỗng dưng mờ bóng khói.
Núi vẫn đôi mà anh mất em!

Chiến tranh đã vẽ nên những kỷ niệm đau thương và hãi hùng, nhưng giữa những tối tăm của máu và nước mắt, có những câu chuyện khiến ta phải rưng rưng nước mắt. Năm 1956, Vũ Cao có thời gian công tác ở sư đoàn 312, đóng quân tại huyện Sóc Sơn, bên cạnh núi Đôi. Tình cờ, ông được nghe người dân trong vùng kể về chuyện tình xúc động của cô du kích yêu người chiến sĩ, nhưng khi quê hương không còn bóng giặc, anh lính trở về thì người yêu của mình đã hi sinh rồi. Người con gái trong bài thơ là Nguyễn Thị Bắc, một nữ du kích Việt Minh quê ở xóm Chùa, thôn Xuân Đoài - Đoài Đông xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội. Câu chuyện đằng sau còn thương tâm hơn bội phần, vì liệt sĩ Bắc vốn đã thật sự kết hôn với chàng chiến sĩ tên là Trịnh Khanh. Khi sáng tác, Vũ Cao chưa từng gặp người lính trong câu chuyện, cũng không biết cô du kích ở núi Đôi đã kết hôn với người lính. Đám cưới của họ diễn ra ở vùng tự do, gia đình lại phải giấu kín vì chiến tranh.

Lối ta đi giữa hai sườn núi
Đôi ngọn nên làng gọi núi Đôi
Em vẫn đùa anh: sao khéo thế
Núi chồng núi vợ đứng song đôi!

-

Donate để ủng hộ góc nhỏ:

Ngân hàng Quốc tế VIB

STK: 601704060332546

Chủ tài khoản: Lương Hoàng Phan

Paypal: paypal.me/luonghoangphan

-

Hãy theo dõi và review cho mình trên kênh Apple Podcast, hoặc để lại lời nhắn qua link này nhé: https://forms.gle/HyKeVGtWChBnUirQ7

Bạn có thể theo dõi podcast khác của mình: "Chuyện trò cùng Phan" tại link này nha.

Jul 17, 202211:18
Tỳ bà Nghê thường [Thơ] - Bích Khê

Tỳ bà Nghê thường [Thơ] - Bích Khê

Tác giả: Bích Khê (Việt Nam)

Facebook: https://www.facebook.com/gocnhovantho

-

Buồn lưu cây đào tìm hơi xuân
Buồn sang cây tùng thăm đông quân
Ô hay buồn vương cây ngô đồng
Vàng rơi! Vàng rơi: Thu mênh mông.

Nhận xét về bài thơ này trong tập Tinh huyết, Hàn Mạc Tử viết “Ở địa hạt huyền diệu, ta thấy thi nhân chú trọng về âm thanh và màu sắc. Trong khi nói đến nhạc, thi nhân nghĩ ngay đến những cung cầm chơi vơi, vần điệu rung động cả không gian… và nhạc lúc bấy giờ cũng không còn là nhạc nữa. Nó đã bay ra hương, ra hoa, ra thơm, ra mát, ra ngọt, ra ngào, ra gì mê tơi run rẩy hay âm thầm nức nở lanh lảnh như giọng cười mơn man như ân tình đòi hỏi... Đây là cả một trời yêu thương da diết một trời tương tư, trời âm hưởng buồn não, buồn nề…”

-

Donate để ủng hộ góc nhỏ:

Ngân hàng Quốc tế VIB

STK: 601704060332546

Chủ tài khoản: Lương Hoàng Phan

Paypal: paypal.me/luonghoangphan

-

Hãy theo dõi và review cho mình trên kênh Apple Podcast, hoặc để lại lời nhắn qua link này nhé: https://forms.gle/HyKeVGtWChBnUirQ7

Bạn có thể theo dõi podcast khác của mình: "Chuyện trò cùng Phan" tại link này nha.

Jun 29, 202208:08
Hạnh phúc của sự vô tri [Tản văn] - Lương Hoàng Phan

Hạnh phúc của sự vô tri [Tản văn] - Lương Hoàng Phan

Tác giả: Lương Hoàng Phan (Việt Nam)

Facebook: https://www.facebook.com/gocnhovantho

-

Biết mơ ước mới biết thất chí.

Biết hy vọng mới hay thất vọng.

Lỗ Tấn từng nói rằng: Giả thử có một căn nhà bằng sắt không có cửa sổ, cũng không thể bị phá vỡ. Trong căn nhà ấy có nhiều người đang ngủ say, mà chốc lát nữa thôi sẽ chết ngạt. Nhưng vì họ chết trong giấc ngủ sâu, họ sẽ không cảm thấy đau đớn. Bây giờ nếu bạn la lớn, đánh thức vài người trong đó vẫn còn hơi tỉnh táo, và khiến số ít đó phải trải qua số phận bi thảm của việc chết ngạt không thể tránh khỏi, bạn có nghĩ rằng mình đang giúp cho họ?”.
Lúc còn nhỏ, bạn không có tiền, càng không có quyền. Bạn không có danh tiếng, không có tình yêu, không có thứ gì trong tay cả. Đó chẳng phải là những gì chúng ta nghĩ về hạnh phúc và thành công của hiện tại sao? Có tiền, có quyền, có tiếng tăm. Nhưng dường như, rất kỳ lạ, chúng ta lúc còn nhỏ lại vui vẻ hơn rất nhiều. Chính xác hơn, chúng ta dễ vui hơn. Cũng dễ hiểu phải không, vì khi đó ta vô tri. Ta không biết cách thế giới vận hành như thế nào, không có tất cả những kiến thức, kinh nghiệm, triết lý và quy tắc sống mà chúng ta đang có. Chúng ta không có tiền, nhưng chúng ta cũng không biết không có tiền là đau khổ. Chúng ta không có quyền quyết định, nhưng cũng không biết là có rất nhiều thứ cần ta chịu trách nhiệm, cần ta gánh vác trên vai.

-

Donate để ủng hộ góc nhỏ:

Ngân hàng Quốc tế VIB

STK: 601704060332546

Chủ tài khoản: Lương Hoàng Phan

Paypal: paypal.me/luonghoangphan

-

Hãy theo dõi và review cho mình trên kênh Apple Podcast, hoặc để lại lời nhắn qua link này nhé: https://forms.gle/HyKeVGtWChBnUirQ7

Bạn có thể theo dõi podcast khác của mình: "Chuyện trò cùng Phan" tại link này nha.

Jun 17, 202214:22
Chuyện người con gái Nam Xương [Truyện ngắn - trích Truyền Kỳ Mạn Lục] - Nguyễn Dữ

Chuyện người con gái Nam Xương [Truyện ngắn - trích Truyền Kỳ Mạn Lục] - Nguyễn Dữ

Tác giả: Nguyễn Dữ (Việt Nam)

Facebook: https://www.facebook.com/gocnhovantho 

-

Nguyễn Dữ là người xã Đỗ Tùng, huyện Trường Tân nay là xã Phạm Kha, huyện Thanh Miện, Hải Dương. Ông là con trai cả Tiến sĩ Nguyễn Tường Phiêu. Chưa rõ Nguyễn Dữ sinh và mất năm nào. Tương truyền ông là học trò của Tuyết Giang Phu Tử Nguyễn Bỉnh Khiêm và bạn học của Phùng Khắc Khoan, tức là vào khoảng thế kỷ 16. 

Sáng tác duy nhất của ông là quyển Truyền kỳ mạn lục (Ghi chép tản mạn những truyện kì lạ được lưu truyền). Theo lời Tựa của Hà Thiện Hán viết năm 1547 thì ông viết ra tập lục này để ngụ ý trong thời gian ẩn cư ở rừng núi xứ Thanh.

Sách gồm 20 truyện, viết bằng chữ Hán, theo thể loại tản văn, xen lẫn biền văn và thơ ca, cuối mỗi truyện (trừ truyện 19 Kim hoa thi thoại ký) đều có lời bình của tác giả hoặc của một người có cùng quan điểm của tác giả. Tác phẩm được Hà Thiện Hán, người cùng thời, viết lời Tựa, Nguyễn Bỉnh Khiêm phủ chính, Nguyễn Thế Nghi, dịch ra chữ Nôm; và đã được Tiến sĩ Vũ Khâm Lân (1702-?), đánh giá là một "thiên cổ kỳ bút"

Đừng quên follow Facebook của Góc nhỏ văn thơ, cũng như để lại những bình luận trên Spotify, hoặc review kênh podcast này trên Apple Podcast nhé.

-

Donate để ủng hộ góc nhỏ:

Ngân hàng Quốc tế VIB

STK: 601704060332546

Chủ tài khoản: Lương Hoàng Phan

Paypal: paypal.me/luonghoangphan

-

Hãy theo dõi và review cho mình trên kênh Apple Podcast, hoặc để lại lời nhắn qua link này nhé: https://forms.gle/HyKeVGtWChBnUirQ7

Bạn có thể theo dõi podcast khác của mình: "Chuyện trò cùng Phan" tại link này nha.

Jun 04, 202215:09
Hoa học trò [Bút ký] - Xuân Diệu

Hoa học trò [Bút ký] - Xuân Diệu

Tác giả: Xuân Diệu (Việt Nam)

-

Nói đến Xuân Diệu, ta thường nhắc về ông hoàng thơ tình của phong trào Thơ mới. Thế nhưng, ông cũng là một nghệ sĩ tài năng trong cả lĩnh vực văn xuôi, bút ký, truyện ngắn, phê bình văn học… Trong sáng tác của Xuân Diệu các thể loại hoà quện vào nhau, khó tách bạch; trong văn xuôi giàu chất thơ, trong thơ giàu chất sinh động của hiện thực đời sống, trong nghiên cứu phê bình tinh tế tài hoa mà không kém phần sắc sảo. nói như nhà phê bình Nguyễn Đăng Mạnh: “Tôi không muốn tách biệt văn Xuân Diệu với thơ Xuân Diệu. Văn hay thơ thì vẫn là hình ảnh phập phồng nóng hổi của một trái tim đắm say sự sống, mùa xuân tuổi trẻ và tình yêu” Năm 1939, tập hợp các truyện ngắn đã đăng trên báo Ngày nay, Xuân Diệu cho xuất bản tập truyện Phấn thông vàng. Đến năm 1945 cùng với tập thơ Gửi hương cho gió, Xuân Diệu cho ra đời tập văn xuôi Trường ca. Đặc điểm nổi bật trong văn xuôi của Xuân Diệu thời kỳ này là tính trữ tình lãng mạn và chất thơ thấm đẫm. Ví như nói về hoa phượng, một hình ảnh quá đỗi quen thuộc với mùa hè của những thế kỷ trước, nhưng lại được ông thuật lại bằng những dòng văn thật đẹp với những câu văn, trau chuốt, gọt giũa kỹ càng, giàu nhạc điệu, không sa vào biền ngẫu mà có một âm hưởng riêng. 

Đừng quên follow Facebook của Góc nhỏ văn thơ, cũng như để lại những bình luận trên Spotify, hoặc review kênh podcast này trên Apple Podcast nhé.

-

Donate để ủng hộ góc nhỏ:

Ngân hàng Quốc tế VIB

STK: 601704060332546

Chủ tài khoản: Lương Hoàng Phan

Paypal: paypal.me/luonghoangphan

-

Hãy theo dõi và review cho mình trên kênh Apple Podcast, hoặc để lại lời nhắn qua link này nhé: https://forms.gle/HyKeVGtWChBnUirQ7

Bạn có thể theo dõi podcast khác của mình: "Chuyện trò cùng Phan" tại link này nha.

May 25, 202210:43
27 bước chân là lên thiên đường [Truyện ngắn] - Y Ban

27 bước chân là lên thiên đường [Truyện ngắn] - Y Ban

Tác giả: Y Ban (Việt Nam)

-

Bạn đã từng yêu một ai, nồng nàn và mãnh liệt? Bạn đã từng gửi gắm toàn bộ hy vọng vào một ai bằng cả trái tim, dẫu cho lý trí vẫn đang nhắc nhở rằng đây là một canh bạc nhiều rủi ro? Bạn đã từng trông mong vào một thiên đàng, để rồi nhận ra tất cả chỉ ở trong tâm tưởng của mình, một thiên đàng hoàn toàn không có thực?

Ngày hôm nay, mời bạn đến với một truyện ngắn của nhà văn Y Ban. 27 Bước Chân Là Lên Thiên Đường. Nhắc đến nữ tác gia này là nhắc tới những truyện ngắn, tiểu thuyết khai thác mạnh mẽ vấn đề nữ quyền, khát vọng, cảm xúc và cả nhục cảm của người phụ nữ đứng ở ranh giới giữa hiện đại và truyền thống. Bà từng nói “Do đó, tôi luôn luôn đi giữa lằn ranh, một bên là cuộc sống hiện đại phá cách, một bên là những giáo lý truyền thống. Tôi ủng hộ những cách suy nghĩ ứng xử hiện đại nhưng tôi cũng không thoát ra được và cũng không tìm mọi cách để rũ bỏ phép tắc xưa. Dung hòa luôn là sự lựa chọn của tôi.” Nhà văn Y Ban tên thật Phạm Thị Xuân Ban,sinh ngày 1 tháng 7 năm 1961 ở Ninh Bình. Hiện là phóng viên báo Giáo dục và Thời đại.

-

Donate để ủng hộ góc nhỏ:

Ngân hàng Quốc tế VIB

STK: 601704060332546

Chủ tài khoản: Lương Hoàng Phan

Paypal: paypal.me/luonghoangphan

-

Hãy theo dõi và review cho mình trên kênh Apple Podcast, hoặc để lại lời nhắn qua link này nhé: https://forms.gle/HyKeVGtWChBnUirQ7

Bạn có thể theo dõi podcast khác của mình: "Chuyện trò cùng Phan" tại link này nha.

May 14, 202216:26
Quê Hương [Thơ] - Tế Hanh / Giang Nam

Quê Hương [Thơ] - Tế Hanh / Giang Nam

Bài thơ: Quê Hương - Tế Hanh (Nghẹn Ngào, 1939)

Bài thơ: Quê Hương - Giang Nam (Tháng Tám ngày mai, 1962)

-

Năm hai mươi hai tuổi, mình sang nước ngoài. Đi Tây, là để học điều mới, xem cái mới, gặp người mới, ắt hẳn phải vô cùng hào hứng và hạnh phúc. Nhưng có những đêm, đi lang thang dọc theo con phố lát đá, với những cửa hàng đèn hoa rực rỡ, vây xung quanh bởi những gương mặt trắng hồng xinh đẹp, những công trình kỳ vĩ, những tiếng nói cười bằng thứ tiếng thanh tao, mình lại nhớ da diết quê hương. Lúc trăng tròn, nhìn ánh trăng rọi qua cửa sổ trong căn phòng xa lạ cách quê nhà nửa vòng trái đất, mình chợt phì cười, vì cuối cùng cũng hiểu được tâm trạng của Lý Bạch, sau ngần ấy năm đọc câu thơ quen thuộc:

Cử đầu vọng minh nguyệt

Đê đầu tư cố hương.

Rồi chợt thấy, hóa ra người sống cách đây mấy tram năm ở Trung Hoa, hay người sống ở thời đại tên lửa, kỹ thuật số, cũng cùng nhớ quê theo một cách. Quê hương khác nhau, mà quê hương lại giống nhau. Trớ trêu thay, để thật sự hiểu quê hương là gì, ta phải thêm vào trước đó chữ cố. Cố hương. Phải rời xa quê hương trong quá khứ, ta mới thật sự tìm thấy quê hương ở hiện tại. Vuột khỏi lòng bàn tay, mới biết mình đã từng cầm nắm một điều quý giá làm sao. Những gì khắc cốt ghi tâm, thường là thứ ta đã đánh mất. Tình cảm cũng vậy. Quê hương cũng vậy.

-

Donate để ủng hộ góc nhỏ:

Ngân hàng Quốc tế VIB

STK: 601704060332546

Chủ tài khoản: Lương Hoàng Phan

Paypal: paypal.me/luonghoangphan

-

Hãy theo dõi và review cho mình trên kênh Apple Podcast, hoặc để lại lời nhắn qua link này nhé: https://forms.gle/HyKeVGtWChBnUirQ7

Bạn có thể theo dõi podcast khác của mình: "Chuyện trò cùng Phan" tại link này nha.

Apr 28, 202209:27
Thưa chị [Truyện ngắn] - Khái Hưng | Tự lực văn đoàn

Thưa chị [Truyện ngắn] - Khái Hưng | Tự lực văn đoàn

Tác giả: Khái Hưng (Việt Nam)

-

Nhắc đến Tự lực văn đoàn – nhóm nhà văn đã tạo nên phong trào canh tân văn học Việt Nam của thế kỷ 20, chúng ta hẳn đã quá quen thuộc với Nhất Linh, Thạch Lam, Thế Lữ, Hoàng Đạo, và đặc biệt, là Khái Hưng – Trần Khánh Dư. Hồn bướm mơ tiên xuất bản ngày 27 tháng 5 năm 1933, là cuốn tiểu thuyết đầu tay của Khái Hưng và cũng là cuốn tiểu thuyết đầu tiên của văn đoàn. Tiểu thuyết cuối cùng của ông là Thanh Đức (1943) và cũng là tiểu thuyết cuối cùng của nhóm. Khái Hưng cũng viết chung với Nhất Linh hai tiểu thuyết là Gánh hàng hoaĐời mưa gió và ra đời chung tập truyện ngắn Anh phải sống cùng năm 1934. Khái Hưng quen Nhất Linh khi cùng dạy ở trường Tư thục Thăng Long vào tuổi 34. Tuy hơn Nhất Linh 9 tuổi nhưng là người bước vào văn đàn sau nên ông được gọi Nhị Linh. Cặp đôi này, nói không ngoa, chính là linh hồn của Tự lực văn đoàn nổi danh sau này.

Khái Hưng là một nhà văn cậu ấm. Ông xuất thân trong gia đình quan lại, cha giữ chức Tuần phủ, lớn lên theo học chương trình Pháp tại Hà Nội, ông còn có tài năng về hội họa hội họa.

Về bút hiệu, Khái Hưng cho biết: “Tên thật của tôi là Trần Khánh Giư, hai chữ Khánh Giư, sắp theo lối anagrammme thành ra Khái Hưng, chứ không có gì lạ”

Từ tác phẩm Hồn Bướm Mơ Tiên đến Khúc Tiêu Ai Oán, Khái Hưng đóng góp trong kho tàng Văn học Việt Nam khoảng hai mươi lăm tác phẩm (truyện dài, truyện ngắn, kịch...) qua 15 năm sáng tác. Những tác phẩm của Khái Hưng bất kể là thể loại nào đều chứng minh được tinh thần giá trị xã hội, bênh vực cái mới, cái tiến bộ đồng thời lên tiếng phá bỏ đi những quan niệm khắt khe và lạc hậu. Nhân vật của Khái Hưng luôn được đặt trong sự lựa chọn mang nghĩa cực đoan: Một là họ phải chịu đựng mà sống ngay cái đích chắc chắn hay khuôn khổ nhất định mà theo “Nửa chừng xuân” thì đó là suốt đời làm nô lệ, hoặc sẽ trở thành “những con lợn không có tư tưởng” để rồi tồn tại và biến mất không một dấu ấn. Hai là họ sẽ biến thành kẻ trác táng và phóng đãng, sống theo tiếng gọi của Đời mưa gió, tràn đầy tự do, bản lĩnh và cá tính. Những con người đó luôn sống cho mình, vì mình và đi ngược lại với dòng chảy của chúng nhân.

Sau Cách mạng tháng Tám, Khái Hưng phụ trách chuyên mục Chuyện lẩn thẩn trên nhật báo Việt Nam, cơ quan ngôn luận Việt Nam Quốc dân Đảng. Ông bị Việt Minh bắt giam và xử tử hình vào năm 1947.

Vũ Ngọc Phan trong “Nhà Văn Hiện Đại” đã nhận định: “Nhà văn mà được nam nữ thanh niên yêu chuộng, được họ coi là người hiểu biết tâm hồn họ hơn cả, có lẽ chỉ có Khái Hưng... Khái Hưng là văn sĩ của thanh niên Việt Nam cũng như Alfred de Musset là thi sĩ của thanh niên Pháp thuở xưa... Khái Hưng, như người ta đã thấy, là một nhà tiểu thuyết có biệt tài... ông lại để tâm đến những việc cải cách hủ tục trong gia đình Việt Nam, nên những tiểu thuyết phong tục của ông đều là những tiểu thuyết có giá trị”.

Mời các bạn lắng nghe một truyện ngắn nhỏ của Khái Hưng, trích trong tập truyện ngắn Dọc đường gió bụi, năm 1936.

-

Donate để ủng hộ góc nhỏ:

Ngân hàng Quốc tế VIB

STK: 601704060332546

Chủ tài khoản: Lương Hoàng Phan

Paypal: paypal.me/luonghoangphan

-

Hãy theo dõi và review cho mình trên kênh Apple Podcast, hoặc để lại lời nhắn qua link này nhé: https://forms.gle/HyKeVGtWChBnUirQ7

Bạn có thể theo dõi podcast khác của mình: "Chuyện trò cùng Phan" tại link này nha.

Apr 10, 202217:57
Sư tử Châu Phi [Thơ] - Abd al-Wahhab Al-Bayati

Sư tử Châu Phi [Thơ] - Abd al-Wahhab Al-Bayati

Tác giả: Abd al-Wahhab Al-Bayati (Iraq)

-

Khi mùa hè dần bước lên ngưỡng cửa của Tháng Tư, trong cái nóng hừng hực, trong những đổi thay và hoài nghi, mình chợt nhớ đến Abd al-Wahhab Al-Bayati, nhà thơ người Iraq với những tác phẩm tiên phong và phá cách trong trào lưu thi ca thế kỷ 20. Sinh năm 1926 tại thủ đô thủ đô Baghdad của Iraq, mất năm 1999 tại Syria, Al-Bayati sống lưu vong phần lớn cuộc đời mình. Ông chỉ trích chế độ quân chủ Iraq khi chỉ mới là một giáo viên và xuất bản tập thơ đầu tiên “Thiên thần và Ác quỷ”, dẫn đến những năm tháng tù tội, và phải rời khỏi Iraq khi tập thơ thứ hai được đón nhận nồng nhiệt. Liên tục nhiều năm về sau, ông đi và về Iraq, đối lập với những chính phủ được dựng lên và sụp đổ. Năm 1980, khi Saddam Hussein trở thành tổng thống Iraq, ông ta đã cố gắng xoa dịu Bayati bằng việc bổ nhiệm ông vào cơ quan ngoại giao của Iraq ở Madrid. Nhưng rồi kinh hoàng trước cuộc xâm lược Kuwait của Iraq vào năm 1990, nhà thơ đã từ chức. Năm 1995, 1995, ông bị chính phủ Iraq hủy bỏ quyền công dân.

Bayati từng nói rằng nhiều năm xa quê hương là một “kinh nghiệm dày vò” đã tác động rất lớn đến thơ ông. "Tôi luôn mơ vào mỗi đêm, rằng tôi đang ở Iraq, lắng nghe nhịp đập của đất nước, ngửi thấy hương thơm của quê hương trong cơn gió, đặc biệt là quá nửa đêm khi đất trời yên tĩnh."

Bassam K. Frangieh, giáo sư ngôn ngữ và văn học Ả Rập tại Yale, nói về ông: "Al-Bayati đã dẫn dắt thơ ca Ả Rập vượt ra khỏi những ràng buộc của các hình thức thơ Ả Rập cổ điển, vượt trên các luật vần truyền thống và những khuôn mẫu đã thịnh hành trong hơn 15 thế kỷ". Cả cuộc đời của Abd al-Wahhab Al-Bayati dành cho sự phá cách, bất tuân luật lệ, song hành với nỗi niềm đau đáu của ông về quê hương, về xã hội, về sự dịch chuyển của một người luôn tìm kiếm một thế giới mới mẻ.

Mời các bạn lắng nghe bài thơ “Sư tử châu Phi”, một bài thơ không phải quá nổi danh của Al-Bayati, nhưng lại chứa đựng rất nhiều triết học của ông, khiến ta như đồng cảm với một tâm hồn thơ Ả Rập trứ danh của thế kỷ. Bản dịch của nhà thơ Bằng Việt.

-

Donate để ủng hộ góc nhỏ:

Ngân hàng Quốc tế VIB

STK: 601704060332546

Chủ tài khoản: Lương Hoàng Phan

Paypal: paypal.me/luonghoangphan

-

Hãy theo dõi và review cho mình trên kênh Apple Podcast, hoặc để lại lời nhắn qua link này nhé: https://forms.gle/HyKeVGtWChBnUirQ7

Bạn có thể theo dõi podcast khác của mình: "Chuyện trò cùng Phan" tại link này nha.

Apr 02, 202205:16
Lặng lẽ Sa Pa [Truyện ngắn] - Nguyễn Thành Long
Mar 13, 202227:10
Màu Thời Gian [Thơ] - Đoàn Phú Tứ

Màu Thời Gian [Thơ] - Đoàn Phú Tứ

Tác giả: Đoàn Phú Tứ (Việt Nam)

-

Sớm nay tiếng chim thanh
Trong gió xanh
Dìu vương hương ấm thoảng xuân tình

Ngàn xưa không lạnh nữa, Tần phi
Ta lặng dâng nàng
Trời mây phảng phất nhuốm thời gian

Màu thời gian không xanh
Màu thời gian tím ngát
Hương thời gian không nồng
Hương thời gian thanh thanh

Tóc mây một món chiếc dao vàng
Nghìn trùng e lệ phụng quân vương
Trăm năm tình cũ lìa không hận
Thà nép mày hoa thiếp phụ chàng

Duyên trăm năm dứt đoạn
Tình một thuở còn hương
Hương thời gian thanh thanh
Màu thời gian tím ngát

Hoài Thanh – Hoài Chân bình về bài thơ này: Nói về toàn thể nên chú ý đến điệu thơ. Bài thơ bắt đầu bằng những câu dài ngắn không đều: âm điệu hoàn toàn mới. Kế đến bốn câu ngũ ngôn cổ phong, một lối thơ cũ mà thi nhân gần đây thường dùng. Bỗng chuyển sang thất ngôn; điệu thơ hoàn toàn xưa. Lời thơ cũng xưa, với những chữ "phụng quân vương" và những chữ lấy lại ở câu Kiều "tóc mây một món, dao vàng chia hai". Nhưng với hai câu thất ngôn ở câu dưới thi nhân đã từ chuyện người xưa trở về chuyện mình. Những chữ "thiếp phụ chàng" đưa dần về hiện tại. Rồi điệu thơ lại trở lại ngũ ngôn với hương màu trên kia.

Thành ra ý thơ, lời thơ, điệu thơ cùng với hồn thi nhân đi từ hiện tại về quá khứ, từ quá khứ gần đến quá khứ xa, rồi dần dần trở về hiện tại. Hiện tại chỉ mờ mờ nhạt nhạt, nhưng càng đi xa về quá khứ, câu thơ càng thiết tha, càng rực rỡ. Nhất là từ chỗ ngũ ngôn chuyển sang thất ngôn, câu thơ đẹp vô cùng. Tôi tưởng dầu không hiểu ý nghĩa bài thơ người ta cũng không thể không nhận thấy cái vẻ huy hoàng, trang trọng của câu thơ (Nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát có phổ bài thơ này vào đàn. Ðoạn đầu bài nhạc đi rất mau rồi chậm dần. Ðến đoạn thất ngôn nhạc lên giọng majestuoso. Cuối cùng còn thêm một đoạn láy lại âm điệu mấy câu đầu).

Trong thơ ta, có lẽ không có bài nào khác tinh tế và kín đáo như thế.

-

Donate để ủng hộ góc nhỏ:

Ngân hàng Quốc tế VIB

STK: 601704060332546

Chủ tài khoản: Lương Hoàng Phan

Paypal: paypal.me/luonghoangphan

-

Hãy theo dõi và review cho mình trên kênh Apple Podcast, hoặc để lại lời nhắn qua link này nhé: https://forms.gle/HyKeVGtWChBnUirQ7

Bạn có thể theo dõi podcast khác của mình: "Chuyện trò cùng Phan" tại link này nha.

Feb 26, 202206:35
Bức Tranh [Truyện ngắn] - Nguyễn Minh Châu

Bức Tranh [Truyện ngắn] - Nguyễn Minh Châu

Tác giả: Nguyễn Minh Châu (Việt Nam)

Nguyễn Minh Châu (20 tháng 10 năm 1930 - 23 tháng 1 năm 1989) là một nhà văn có ảnh hưởng quan trọng đối với văn học Việt Nam trong giai đoạn chiến tranh Việt Nam và thời kỳ đầu của đổi mới. Ông có quan niệm về văn chương “Văn học và đời sống là những vòng tròn đồng tâm mà tâm điểm là con người. Tôi không thể nào tưởng tượng nổi một nhà văn mà lại không mang nặng trong mình tình yêu cuộc sống và nhất là tình yêu thương con người. Tình yêu này của người nghệ sĩ vừa là một niềm hân hoan say mê, vừa là một nỗi đau đớn, khắc khoải, thường trực về số phận, hạnh phúc của những người xung quanh mình.” Năm 1960, Nguyễn Minh Châu viết truyện ngắn đầu tay Sau một buổi tập. Trong sự nghiệp sáng tác kéo dài ba thập kỷ (1960-1989), khép lại với chuyện vừa Phiên chợ Giát viết năm 1989, ông để lại 13 tập văn xuôi và một tiểu luận phê bình. Các tác phẩm chính của ông như Cửa sông (tiểu thuyết, 1966), Những vùng trời khác nhau (truyện ngắn, 1970), Dấu chân người lính (tiểu thuyết, 1972), Miền cháy (tiểu thuyết, 1977), Lửa từ những ngôi nhà (tiểu thuyết, 1977) Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành (truyện ngắn, 1983), Bến quê (truyện ngắn, 1985), Mảnh đất tình yêu (tiểu thuyết, 1987), Cỏ lau (truyện vừa, 1989)...

Nhà thơ Nguyễn Trung Thu từng chia sẻ về ông: “Nguyễn Minh Châu sâu sắc, cả nghĩ như thế, lại cũng rất hồn nhiên. Mới hôm trước anh nói anh thấy mấy anh em đọc chùm thơ Xuân Quỳnh trên Báo Văn nghệ khen hay, anh tìm đọc, thấy chùm thơ đúng là hay thật.Thế rồi vài hôm sau anh lại nói anh vừa ngồi với mấy anh em Tòa soạn Văn nghệ Quân đội, các ông ấy chê chùm thơ Xuân Quỳnh xoàng, đọc lại anh thấy đúng là chùm thơ xoàng thật. Anh cười thoải mái: "Ra ai nói thế nào mình cũng nghe, cũng thấy nó đúng, nó phải, nó chí lý cả". Nhiều khi Nguyễn Minh Châu như thế thật chứ không phải anh nói giỡn đâu! Hôm tôi báo anh tin Xuân Quỳnh đã mất vì tai nạn giao thông (chiều ấy chỉ có tin Lưu Quang Vũ bị thương nặng), anh đang ngồi với anh trai anh là anh Trân trong bệnh viện, anh bật khóc hu hu, khóc nấc lên rất to. Trong tiếng nấc anh chỉ nói mỗi câu: "Tội bà Quỳnh quá, tôi nhớ bà Quỳnh mắng tôi, bà ấy bảo tôi là lão nhà quê", rồi anh lại ôm mặt khóc. Đấy là lần duy nhất tôi thấy Nguyễn Minh Châu khóc và khóc dữ thế.”

Lần này, hãy cùng đến với một trong những truyện ngắn ít ai biết, nhưng để lại ấn tượng sâu sắc trong tôi. Có lẽ vì trong chúng ta, ai cũng từng có lúc cảm thấy xấu hổ bẽ bang, cũng từng mượn những lý do cao đẹp hòng che đi một lỗi lầm, một sự xấu hổ trong quá khứ, cũng từng tự biện hộ với chính mình, để rồi nhận ra bức tranh do ta vẽ nên sẽ không bao giờ là chân thật. 

-

Donate để ủng hộ góc nhỏ:

Ngân hàng Quốc tế VIB

STK: 601704060332546

Chủ tài khoản: Lương Hoàng Phan

Paypal: paypal.me/luonghoangphan

-

Hãy theo dõi và review cho mình trên kênh Apple Podcast, hoặc để lại lời nhắn qua link này nhé: https://forms.gle/HyKeVGtWChBnUirQ7

Bạn có thể theo dõi podcast khác của mình: "Chuyện trò cùng Phan" tại link này nha.

Feb 17, 202238:46
Trăng Mờ [Thơ] - Xuân Diệu; Hàn Mặc Tử

Trăng Mờ [Thơ] - Xuân Diệu; Hàn Mặc Tử

Tác giả: Xuân Diệu (Việt Nam) - Bài thơ "Trăng" 

Tác giả: Hàn Mặc Tử (Việt Nam) - Bài thơ "Đà Lạt Trăng Mờ"

-

Ngày 22 tháng 1, năm 2022, Thiền sư Thích Nhất Hạnh viên tịch tại chùa Từ Hiếu ở xứ Huế, nơi người lần đầu quy y. Trong một bài giảng của người, Thích Nhất Hạnh có nhắc đến bài thơ Trăng của Xuân Diệu, như một minh chứng thi vị về niệm và định, về cảm giác của chánh niệm, khi cùng người ta yêu bước trong ánh trăng, không ở đâu xa, không ở tương lai, không ở quá khứ, chỉ có ở ngay đây, giữa "ánh sáng tuôn đầy các lối đi". Trong khung cảnh đó, không cần phải nói gì với nhau, hay thậm chí lời nói chỉ làm ta xao nhãng mà làm mất đi niềm hạnh phúc của thực tại. Nghĩ về Thích Nhất Hạnh, mình nghe lại bài thơ này, hình dung ra khung cảnh ấy, giữa một khung cảnh tràn ngập ánh trăng, con đường giát ánh sáng vàng, cùng rảo bước bên những người ta yêu quý. Lại nhớ đến một bài thơ khác, cũng về trăng - Đà Lạt Trăng Mờ - của Hàn Mặc Tử, đâu đó cũng mang cùng nhịp thở với Trăng của Xuân Diệu. Có lẽ đứng trước màn đêm, trước Cả trời say nhuộm một màu trăng, ai cũng đều lặng im, cho mình được chìm vào thực tại, vào ngay giây phút này, để trân quý một phút giây dài như bất tận.

-

Donate để ủng hộ góc nhỏ:

Ngân hàng Quốc tế VIB

STK: 601704060332546

Chủ tài khoản: Lương Hoàng Phan

Paypal: paypal.me/luonghoangphan

-

Hãy theo dõi và review cho mình trên kênh Apple Podcast, hoặc để lại lời nhắn qua link này nhé: https://forms.gle/HyKeVGtWChBnUirQ7

Bạn có thể theo dõi podcast khác của mình: "Chuyện trò cùng Phan" tại link này nha.

Jan 23, 202204:34
Hai sắc hoa Ti-gôn [Thơ] - T.T.Kh.

Hai sắc hoa Ti-gôn [Thơ] - T.T.Kh.

Tác giả: T.T.Kh. (Việt Nam)

-

Bài thơ về hoa Ti-gôn và bí ẩn của thi sĩ  T.T.Kh  được bắt đầu từ tháng 7/1937, khi đó trên tuần báo Tiểu thuyết thứ bảy (xuất bản tại Hà Nội) đăng một truyện ngắn của nhà văn Thanh Châu mang tên Hoa Ti-gôn.

Mặc dù nội dung truyện ngắn Hoa Ti-gôn không quá đặc biệt, chỉ là một câu chuyện tình buồn lãng mạn gắn với hoa ti-gôn, được viết theo lối pháp trữ tình, bay bổng và man mác buồn.Nhưng chỉ 2 tháng sau, vào tháng 9/1937 toà soạn báo Tiểu Thuyết Thứ Bảy bất ngờ cho đăng bài thơ “Hai Sắc Hoa Ti Gôn” của tác giả T.T.Kh. Đây có lẽ là một trong những bí ẩn thú vị nhất trong làng văn chương nước ta thời bấy giờ, với đủ các loại thuyết âm mưu, hao tốn nhiều giấy mực không kém cạnh các nghi án của thời hiện đại. Tất cả xoay quanh câu hỏi: T.T.Kh là ai?

Hai mươi ngày sau tòa soạn lại nhận được một bài thơ nữa: Bài thơ thứ nhất (đăng trên Tiểu Thuyết Thứ Bảy số 182, ngày 20/11/1937). Khoảng chưa đầy một năm sau, tạp chí Phụ nữ thời đàm đăng bài thơ Đan áo cho chồng; bài thơ vừa đăng thì lại có thêm Bài thơ cuối cùng được gửi tới Tiểu thuyết thứ bảy (đăng trên số báo 217 ngày 23/7/1938). Cả thảy trước sau có bốn bài cùng kí tên: T.T.Kh; rồi từ đó bặt luôn, các báo không còn nhận thêm bài thơ nào nữa.

Năm 1942, Hoài Thanh – Hoài Chân đã chọn Hai Sắc Hoa Ti-gôn đặt vào cuốn Thi Nhân Việt Nam ngay trong lần xuất bản đầu tiên, bên cạnh hàng loạt tác phẩm của các nghệ sĩ lớn đương thời.

-

Donate để ủng hộ góc nhỏ:

Ngân hàng Quốc tế VIB

STK: 601704060332546

Chủ tài khoản: Lương Hoàng Phan

Paypal: paypal.me/luonghoangphan

-

Hãy theo dõi và review cho mình trên kênh Apple Podcast, hoặc để lại lời nhắn qua link này nhé: https://forms.gle/HyKeVGtWChBnUirQ7

Bạn có thể theo dõi podcast khác của mình: "Chuyện trò cùng Phan" tại link này nha.

Jan 15, 202215:22
Dưới bóng hoàng lan [Truyện ngắn] - Thạch Lam

Dưới bóng hoàng lan [Truyện ngắn] - Thạch Lam

Tác giả: Thạch Lam (Việt Nam)

-

Thạch Lam tên thật là Nguyễn Tường Vinh, là một nhà văn Việt Nam thuộc nhóm Tự Lực văn đoàn. Ông là em ruột của hai nhà văn khác cũng trong nhóm Tự Lực văn đoàn là Nhất Linh và Hoàng Đạo. Ngoài bút danh Thạch Lam, ông còn có các bút danh là Việt Sinh, Thiện Sỹ.

Một tuổi thơ nhọc nhằn cộng với cuộc sống lao lực vì miếng cơm manh áo đã làm Thạch Lam sớm mắc căn bệnh lao phổi, một căn bệnh nan y thời bấy giờ. Ông mất tại "nhà cây liễu" vào ngày 27 tháng 6 năm 1942, lúc mới 32 tuổi, khi đang còn trong độ tuổi rực rỡ trên văn đàn.

"Đối với tôi văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát ly hay sự quên, trái lại văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác, làm cho lòng người được thêm trong sạch và phong phú hơn"

Vũ Ngọc Phan viết về ông: "Ông có một ngòi bút lặng lẽ, điềm tĩnh vô cùng, ngòi bút chuyên tả tỉ mỉ những cái rất nhỏ và rất đẹp... Phải là người giàu tình cảm lắm mới viết được như vậy..."

Năm 1996, ở Cẩm Giàng có một con đường mang tên Thạch Lam. Đây là một việc làm mạnh dạn, là cách trân trọng văn chương hiếm thấy tại thời điểm lịch sử lúc bấy giờ. Âu cũng là sự công nhận dành cho một tài năng của làng văn chương Việt Nam.

Mời các bạn lắng nghe một truyện ngắn nhẹ nhàng, đơn giản mà mát mẻ trong lành  của Thạch lam, về lòng nhớ nhung quê hương, tình yêu gia đình, cũng như một tình cảm đơn sơ mà ngọt ngào của cô gái hang xóm.

-

Donate để ủng hộ góc nhỏ:

Ngân hàng Quốc tế VIB

STK: 601704060332546

Chủ tài khoản: Lương Hoàng Phan

Paypal: paypal.me/luonghoangphan

-

Hãy theo dõi và review cho mình trên kênh Apple Podcast, hoặc để lại lời nhắn qua link này nhé: https://forms.gle/HyKeVGtWChBnUirQ7

Bạn có thể theo dõi podcast khác của mình: "Chuyện trò cùng Phan" tại link này nha.

Dec 17, 202116:05
Em gái [Truyện ngắn] - Thái Trí Hằng

Em gái [Truyện ngắn] - Thái Trí Hằng

Tác giả: Thái Trí Hằng (Đài Loan)

Những ai từng say mê văn học mạng đời đầu chắc không lạ lẫm gì với cái tên Thái Trí Hằng – nhà văn Đài Loan với tác phẩm đầu tay “Lần đầu thân mật” đăng đàn năm 1998. Ông là một trong những tên tuổi tiêu biểu của dòng văn học mạng ở cả Đài Loan, Hồng Kông lẫn Trung Quốc đại lục, Thái Trí Hằng dù tốt nghiệp tiến sĩ chuyên ngành Công trình thủy lợi. Những câu chuyện của ông, dù là tiểu thuyết hay truyện ngắn đều nhẹ nhàng, tươi mới, không sến súa hay bi lụy, cứ đơn giản chầm chậm, đôi khi hóm hỉnh mà chẳng hiểu sao lại khiến ta xúc động tận tâm can.

Chuyện đầu tiên của Thái Trí Hằng mình đọc là Cà Phê Ireland, nói về một chàng trai lỡ mất chuyến xe nên ghé vào một quán cà phê và được phục vụ món cà phê Ireland độc nhất vô nhị, cũng từ đó dẫn đến tình bạn thi vị cùng cô chủ quán có một phần tư dòng máu Ái Nhĩ Lan. Nghe hấp dẫn rồi phải không, nhưng hôm nay mình lại muốn gửi đến thính giả của Góc Nhỏ Văn Thơ câu chuyện mà mình ấn tượng nhất, còn Cà Phê Ireland hẹn một hôm khác nhé. Câu chuyện này không phải về tình yêu nam nữ, cũng không có sự thơ mộng, lãng mạng của văn chương ngôn tình. Trái lại, nó là lời tự bạch chân thật của một người anh trai dành cho em gái của mình, một câu chuyện giản đơn về hai người lớn lên cùng nhau, nhưng lại quen dần với việc xa nhau. Bạn từng có em gái? Bạn từng có một người rất thân thương thuở ấu thơ, nhưng lại phát hiện khi năm tháng qua đi, ngay cả những điều gần gũi ta nhất cũng thay đổi? Dù vậy, ta vẫn có hy vọng mong manh rằng tận sâu bên trong, những gì bản nguyên nhất của tình yêu vẫn tồn tại.

-

Donate để ủng hộ góc nhỏ:

Ngân hàng Quốc tế VIB

STK: 601704060332546

Chủ tài khoản: Lương Hoàng Phan

Paypal: paypal.me/luonghoangphan

-

Hãy theo dõi và review cho mình trên kênh Apple Podcast, hoặc để lại lời nhắn qua link này nhé: https://forms.gle/HyKeVGtWChBnUirQ7

Bạn có thể theo dõi podcast khác của mình: "Chuyện trò cùng Phan" tại link này nha.

Dec 11, 202119:35
"Vì sao" Dại khờ [Thơ] - Xuân Diệu
Dec 04, 202104:16
Ghen và thơ Nguyễn Bính [Thơ] - Nguyễn Bính, Hoài Thanh, Hoài Chân
Nov 27, 202108:32
The next time I see you - Bao giờ ta gặp lại [Truyện ngắn] - Khiết Lam

The next time I see you - Bao giờ ta gặp lại [Truyện ngắn] - Khiết Lam

Tác giả: Khiết Lam (Việt Nam)

-

Hôm nay, chúng ta sẽ đến với một truyện ngắn xinh xắn của tác giả Khiết Lam. Khiết Lam viết truyện đều đẹp, nhưng đẹp theo một cách thấm đượm nỗi buồn. câu chuyện này như đem tôi quay lại những khoảnh khắc trong quá khứ, của mười năm về trước, khi tôi chia tay với một người tại một ga tàu lửa ở đất nước Hà Lan xa xôi bên kia châu lục. Chúng tôi cũng đến từ những nơi rất xa xôi, mà thời gian của chúng tôi có với nhau thật ngắn ngủi. Khi chia tay, tôi từng bảo ‘hẹn ngày gặp lại’. Nhưng ngày gặp lại ấy, thấm thoắt đã một thập kỷ trôi qua, vẫn là không bao giờ thực hiện được. Trong chúng ta, có lẽ từng trải qua khoảnh khắc ấy. Chia ly, với một câu hẹn gặp lại trên cửa miệng, nhưng ngày đó là bao giờ, chúng ta chẳng dám hỏi. Hỏi để làm gì? Để khoảnh khắc chia tay càng thêm đau lòng? Hay để tự lừa gạt bản thân rằng sẽ sớm đến thôi?

-

Donate để ủng hộ góc nhỏ:

Ngân hàng Quốc tế VIB

STK: 601704060332546

Chủ tài khoản: Lương Hoàng Phan

Paypal: paypal.me/luonghoangphan

-

Hãy theo dõi và review cho mình trên kênh Apple Podcast, hoặc để lại lời nhắn qua link này nhé: https://forms.gle/HyKeVGtWChBnUirQ7

Bạn có thể theo dõi podcast khác của mình: "Chuyện trò cùng Phan" tại link này nha.

Nov 19, 202110:50
Chuyện tình ''Một Mùa Đông'' [Thơ] - Lưu Trọng Lư

Chuyện tình ''Một Mùa Đông'' [Thơ] - Lưu Trọng Lư

Tác giả: Lưu Trọng Lư (Việt Nam)
-

Bài thơ Một Mùa Đông kể lại một câu chuyện tình thơ mộng nhưng dang dở của thi sĩ với nhà điêu khắc Điềm Phùng Thị.

Hoài Thanh viết: "Tôi biết có kẻ trách Lư cẩu thả, lười biếng, không biết chọn chữ, không chịu khó gọt dũa câu thơ. Nhưng Lư có làm thơ đâu, Lư chỉ để lòng mình tràn lan trên mặt giấy. Tình đã gửi trong lời thơ, Lư không còn đoái hoài đến nữa.

Cô nữ sinh Phùng Thị Cúc, hoa khôi của trường nữ sinh Đồng Khánhvới gương mặt kiều diễm, đôi mắt đẹp và nụ cười có mà lúm đồng tiền, đón tàu từ Huế ra Hà Nội để theo học trường Thăng Long. Cô được chị mình gửi gắm cho một người bạn dẫn đi, một chàng thi sĩ trẻ tuổi mang tên Lưu Trọng Lư. Trong chuyến tàu ấy, cả hai không nói nhiều với nhau. Cô nữ sinh xứ Huế lo lắng nhìn ra khung cảnh trôi theo đoàn tàu, không biết rằng hình ảnh của cô dần in sâu vào tâm tưởng nhà thơ trẻ.

Đưa cô Cúc về tận nơi ở trọ, Lưu Trọng Lư vô tình gặp người quen là nhà thơ Phạm Hầu, lúc đó đang học trường Cao Đẳng Mỹ Thuật ở Hà Nội. Khi lên gác nhà bạn chơi, vừa bước vào một căn phòng và mở cứa sở ra, Lưu Trọng Lư lại nhìn thấy hình ảnh nàng thơ xứ Huế xinh đẹp mà ông vừa chia tay ít phút trước đó, đang ở bên khung cửa sổ của căn phòng đối diện. Chàng trai trẻ liền ngỏ ý được ở trọ chung phòng với người bạn Phạm Hầu.

Suốt mùa đông năm đó, Hà Nội giá lạnh như được sưởi ấm bằng một thứ tình cảm thầm lặng, trong sáng và mơ mộng, với cửa sổ 2 phòng ít khi nào đóng lại, với ánh mắt hai bên thường nhìn nhau thật lâu nhưng không thổ lộ điều gì.

-

Donate để ủng hộ góc nhỏ:

Ngân hàng Quốc tế VIB

STK: 601704060332546

Chủ tài khoản: Lương Hoàng Phan

Paypal: paypal.me/luonghoangphan

-

Hãy theo dõi và review cho mình trên kênh Apple Podcast, hoặc để lại lời nhắn qua link này nhé: https://forms.gle/HyKeVGtWChBnUirQ7

Bạn có thể theo dõi podcast khác của mình: "Chuyện trò cùng Phan" tại link này nha.

Nov 11, 202108:25
Cái chết của một viên chức [Truyện ngắn] - Anton Chekhov

Cái chết của một viên chức [Truyện ngắn] - Anton Chekhov

Tác giả: Anton Chekhov (Nga)

Dịch giả: Phan Hồng Giang - đăng trong tập truyện Khóm Phúc Bồn Tử (NXB Kim Đồng, 2004)

-

Anton Pavlovich Chekhov (sinh năm 1860, mất 1904) - biên kịch và nhà văn truyện ngắn người Nga, thường được xem là một trong những tác gia truyện ngắn vĩ đại nhất trong lịch sử. Sự nghiệp biên kịch của ông để lại bốn tác phẩm kinh điển, và những truyện ngắn hay nhất của ông được đại đa số các nhà văn, nhà phê bình đánh giá cao. Cùng với Henrik Ibsen và August Strindberg, Chekhov thường được coi là một trong ba nhân vật tiêu biểu trong thời kỳ đầu của chủ nghĩa hiện đại ở lĩnh vực sân khấu. Chekhov hành nghề bác sĩ y khoa trong phần lớn sự nghiệp văn học của mình: "Y học là người vợ hợp pháp của tôi", ông từng nói, "và văn học là tình nhân của tôi." Mời các bạn lắng nghe một truyện ngắn khá dí dỏm nhưng thông điệp rất hiện đại của Chekhov, và nhiều khi ta thấy mình trong đó, với những nỗi lo sợ... rất lạ kỳ.

-

Donate để ủng hộ góc nhỏ:

Ngân hàng Quốc tế VIB

STK: 601704060332546

Chủ tài khoản: Lương Hoàng Phan

Paypal: paypal.me/luonghoangphan

Hãy theo dõi và review cho mình trên kênh Apple Podcast, hoặc để lại lời nhắn qua link này nhé: https://forms.gle/HyKeVGtWChBnUirQ7

Bạn có thể theo dõi podcast khác của mình: "Chuyện trò cùng Phan" tại link này nha.

Nov 03, 202108:53
Tình Yêu [Thơ] - Trần Dần

Tình Yêu [Thơ] - Trần Dần

Tác giả: Trần Dần (Việt Nam)

-

"(Gửi em K(*) những ngày phải xa nhau)
Em ơi
anh không ngủ được
bốn đêm rồi !"

Như một câu hỏi muôn thuở của các triết gia “tại sao chúng ta tồn tại?”, hay câu hỏi của các nhà khoa học “chúng ta đến từ đâu?”, những nhà thơ, nhà văn không ngừng đi tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi “tình yêu là gì?”. Xuân Diệu đã từng nói yêu là chết trong lòng một ít, để rồi cũng phải lắc đầu “Làm sao cắt nghĩa được tình yêu!".

Thế mà, Trần Dần, trong bài thơ “Tình yêu”, lại định nghĩa được tình yêu, và định nghĩa theo một cách rất lạ, rất trần trụi và gai góc, rất điên dại chứ không phải màu hồng. Để hiểu bài thơ này, có lẽ cũng phải hiểu cuộc đời của Trần Dần. Ông sinh năm 1926, mất năm 1997 tại Nam Định. Trần Dần tham gia kháng chiến chống Pháp từ sớm, vào Đảng Cộng Sản năm 49, rồi cùng các bạn hữu lập ra nhóm văn nghệ quân đội đầu tiên - Nhóm Sông Đà. Ngay từ trẻ, trong thơ và cả con người ông đã luôn tôn vinh việc cách tân. Ông làm và viết những gì người khác không dám làm, không dám viết. Ở cuốn Sổ bụi 1988, ông có viết: “Tôi thích viết cái chưa biết, mặc các ông viết cái đã biết. 90 có hoàn thành không? có thành công không để mà đốt đi? Tôi đã đốt tôi đi không phải chỉ đôi lần… cái chưa biết - cái khó - thậm chí cái bất khả thu hút và đắm đuối tôi”. Khi chiến tranh với Pháp thắng lợi, Trần Dần xin ra khỏi Đảng, ông tham gia Phong trào Nhân văn - Giai phẩm, lên tiếng đòi tự do, thường xuyên xuất bản các tác phẩm mang tính cách tân, phê phán, thậm chí đã từng bị bắt giam vì phản đối cải cách ruộng đất. Nhưng ông không ngừng viết, cũng không phàn nàn. Cuộc đời ông là một chuyến hành trình rực rỡ của việc truy cầu cái mới, và dù bao chông gai, dù những hậu quả dai dẳng theo ông đến cuối đời, Trần Dần không lúc nào mất niềm tin vào công cuộc của bản thân, vào những tác phẩm đáng tự hào của mình.Trần Dần được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2007, 10 năm sau ngày ông mất, và những tác phẩm của ông lần nữa được xuất bản trên mảnh đất ông từng chiến đấu trong thời thanh xuân để giành lấy độc lập tự do.

-

Donate để ủng hộ góc nhỏ:

Ngân hàng Quốc tế VIB

STK: 601704060332546

Chủ tài khoản: Lương Hoàng Phan

Paypal: paypal.me/luonghoangphan

Hãy theo dõi và review cho mình trên kênh Apple Podcast, hoặc để lại lời nhắn qua link này nhé: https://forms.gle/HyKeVGtWChBnUirQ7

Bạn có thể theo dõi podcast khác của mình: "Chuyện trò cùng Phan" tại link này nha.

Oct 28, 202107:39
Chữ người tử tù [Truyện ngắn] - Nguyễn Tuân

Chữ người tử tù [Truyện ngắn] - Nguyễn Tuân

Tác giả: Nguyễn Tuân (Việt Nam) - đăng trong tập truyện ngắn, tùy bút "Vang bóng một thời" (1940)

-

Donate để ủng hộ góc nhỏ:

Ngân hàng Quốc tế VIB

STK: 601704060332546

Chủ tài khoản: Lương Hoàng Phan

Paypal: paypal.me/luonghoangphan

-

Có gì đáng quý hơn 2 chữ thiên lương. Khi nhớ về những năm cắp sách đến trường, tôi thường nhớ về CHữ người tử tù, về Huấn Cao, về quan ngục, về mấy dòng văn tỉ mẩn đẹp đẽ của NGuyễn Tuân. Có những thứ ta đọc, tôi trộm nghĩ, đã định hình cách mà ta sống, tín niệm mà ta theo suốt cuộc đời. Sau này, khi đọc lại, tôi nhận ra rằng bức tranh đẹp mà Nguyễn Tuân vẽ ra qua tác phẩm ấy là bức tranh rất hiện thực: Huấn Cao vẫn là tử tù, vẫn sẽ bị xử giảo, người nhận chữ có rời khỏi nơi ngục giam nhơ nhuốc ấy không vẫn là câu hỏi mở. Ông không muốn khuyên ta hãy sống thiện lương. Ông chỉ muốn chỉ ra rằng có những người dù lâm vào hoàn cảnh nào, vẫn sống một lòng thơm như chén mực mới mài, và với họ, chốn ngục giam hay đời sống bình thường cũng có khác mấy đâu. Nguyễn Tuân trải tài văn của mình trong từng con chữ, mỗi câu mỗi từ đều điêu luyện và đẹp đẽ đến tận cùng của ngôn ngữ tiếng Việt – là nét đặc trưng không lẫn lộn của văn chương Nguyễn Tuân. Sinh năm 1910, mất năm 1987, ông để lại nhiều tập truyện, tiểu thuyết, tùy bút, với đủ cái ngông, cái hoài cổ, cái xê dịch, nhưng chưa từng ở đâu, tiếng Việt lại đẹp như trong đôi tay của nhà văn Hà Nội này.

-

Hãy theo dõi và review cho mình trên kênh Apple Podcast, hoặc để lại lời nhắn qua link này nhé: https://forms.gle/HyKeVGtWChBnUirQ7

Bạn có thể theo dõi podcast khác của mình: "Chuyện trò cùng Phan" tại link này nha.

Oct 23, 202118:13
Giếng nước [Truyện ngắn] - Nabil Naoum

Giếng nước [Truyện ngắn] - Nabil Naoum

Tác giả: Nabil Naoum (Ai Cập)

Dịch giả: Miêng - đăng trong Tuyển tập Truyện dịch Miêng (2000)

-

Donate để ủng hộ góc nhỏ:

Ngân hàng Quốc tế VIB

STK: 601704060332546

Chủ tài khoản: Lương Hoàng Phan

Paypal: paypal.me/luonghoangphan

-

Hôm nay, chúng ta thử đổi gió với một tác giả có lẽ còn xa lạ với độc giả Việt Nam, với văn phong cũng rất khác so với các truyện trước đây được đọc trên kênh của mình. Đây là Một trong những truyện ngắn tiêu biểu của Nabil Naoum nhà văn Ai Cập nổi tiếng những năm 1980.  Là một nhà văn giao thời, ông viết văn với vốn sống phong phú không chỉ trong lĩnh vực văn chương, mà còn là những năm tháng hành nghề kỹ sư ở Hoa Kỳ, cũng như tình yêu dành cho nước Pháp. Nhiều tác phẩm của ông đã được dịch ra tiếng Pháp. Một câu chuyện kỳ lạ, diễn ra khi đôi vợ chồng tân hôn bị hư xe giữa sa mạc mênh mông, khi đứng trước nỗi nguy hiểm cận kề, và ở đằng xa là một miệng giếng, nơi bóc trần bản chất thật sự của con người.

-

Hãy theo dõi và review cho mình trên kênh Apple Podcast, hoặc để lại lời nhắn qua link này nhé: https://linktr.ee/phanluong

Bạn có thể theo dõi podcast khác của mình: "Chuyện trò cùng Phan" tại link này nha.


Oct 20, 202113:37
Thơ tình cuối mùa Thu ... vẫn còn nguyên ở đó [Thơ] - Xuân Quỳnh & Lưu Quang Vũ
Oct 14, 202104:19
Nhớ một mùa hoa Thạch thảo [Truyện ngắn] - Trần Hoài Dương
Oct 09, 202120:58
Người đi tìm hình của nước [Thơ] - Chế Lan Viên
Oct 04, 202106:10
Infinity - Vô Tận [Truyện ngắn] - Khiết Lam
Sep 28, 202107:44
Tự hát - Nói cùng anh [Thơ] - Xuân Quỳnh

Tự hát - Nói cùng anh [Thơ] - Xuân Quỳnh

Tác giả: Xuân Quỳnh (Việt Nam) - Tự hát, NXB Tác phẩm mới, 1984.

-

Donate để ủng hộ góc nhỏ:

Ngân hàng Quốc tế VIB

STK: 601704060332546

Chủ tài khoản: Lương Hoàng Phan

Paypal: paypal.me/luonghoangphan

-

Tự Hát và Nói Cùng Anh có lẽ là những bài thơ ít nổi tiếng hơn, nhưng lại nói lên nhiều nhất về tình yêu của Xuân Quỳnh. Một tình yêu nồng nàn, vượt qua tất cả những bi ai của cuộc sống. Trong hai bài thơ của Xuân Quỳnh, ta thường mở đầu bằng những điều tiêu cực, những giới hạn và sự thật trần trụi của tình yêu, để rồi nghe một lời khẳng định từ tác giả, rằng tình yêu của cô vẫn là vậy - đơn giản, thủy chung, là "yêu anh cả khi chết đi rồi", và làm cho "con người thực sự Người hơn".

-

Hãy review, hoặc đóng góp trực tiếp cho mình tại đây nha: https://linktr.ee/phanluong 

Sep 22, 202104:47
Thuyết Gươm (trích Nam Hoa Kinh) [Cổ Phong] - Trang Tử

Thuyết Gươm (trích Nam Hoa Kinh) [Cổ Phong] - Trang Tử

Tác giả: Trang Tử (Trung Quốc) 

Dịch giả: Nhượng Tống (Việt Nam)

-

Donate để ủng hộ góc nhỏ:

Ngân hàng Quốc tế VIB

STK: 601704060332546

Chủ tài khoản: Lương Hoàng Phan

Paypal: paypal.me/luonghoangphan

-

Hôm nay xin được phép đổi gió, một cơn gió có phong vị cổ xưa trích từ một trong những tác phẩm có ảnh hưởng nhiều nhất trong lịch sử triết học thời kỳ Bách gia chư tử của Trung Hoa: Nam Hoa Kinh. Chương 30, Thuyết Gươm, nói về 3 đường gươm của Trang Tử: gươm thiên tử, gươm chư hầu, gươm của kẻ thường dân. Ai hiểu ra mà chọn đường gươm đúng, thì như chọn cách đúng để trị quốc. Để lãnh đạo, cần một cỗ bát ngát rộng lớn khí thế. Nếu chỉ suy nghĩ tủn mủn hạn hẹp, cậy quyền cậy thế, thì sẽ không thành việc lớn.

-

Hãy nhận xét đóng góp thêm cho mình tại đây nha: https://forms.gle/3ujPFrL73grjcHEx6 

Sep 18, 202107:08