Skip to main content
For You Radio

For You Radio

By 4URADIO

Chia sẻ đến Quý thính giả các thông tin hữu ích từ For You Radio (4URADIO)
Available on
Google Podcasts Logo
Pocket Casts Logo
RadioPublic Logo
Spotify Logo
Currently playing episode

Khúc Nhạc Buồn (nhạc Hoa lời Việt: Khúc Lan - Cover karaoke)

For You RadioDec 26, 2022

00:00
04:10
Khúc Nhạc Buồn (nhạc Hoa lời Việt: Khúc Lan - Cover karaoke)

Khúc Nhạc Buồn (nhạc Hoa lời Việt: Khúc Lan - Cover karaoke)

Từng dòng nhạc đệm màu tím ngát
Trên cánh môi mềm và bờ mi ngoan
Màn đêm mờ nhạt nhòa bóng tối
Bước chân ai dìu em đến tình yêu
Còn lại gì để mình tiếc nối
Người yêu ơi hãy nhớ đến vòng tay
Mà ta đã hiến dâng trong một đêm nổi trôi

Từng dòng nhạc rập rìu phố vắng
Cơn lốc đi rồi, chìm vào hư vô
Đường vào một con đời bỡ ngỡ
Ước mơ cơn mộng kia sẽ đừng phai

Tình chỉ là lệ sầu héo hắt
Bàn tay năm ngón hãy níu thời gian
Tình yêu ơi hãy đến thắp sáng cho hồn ta
Đêm nay không sầu
Nào ai đâu hãy
Con tim nhân gian mau đổi thay Tình dang dở trong đêm u hoài
Hạnh phúc trôi mau theo ngày mai
Đâu khúc ca dấu yêu xưa
Hỡi anh đừng nên hững hờ
Gọi anh giữa cơn đau linh hồn
Người đã xa sao ta còn mơ
Tình yêu rồi sẽ tan thành một cơn gió
Đâu khúc ca buồn dâng giăng trong hồn ta
Dec 26, 202204:10
Kariko Katalin - Nhà khoa học nữ được cả thế giới biết ơn trong đại dịch Covid-19

Kariko Katalin - Nhà khoa học nữ được cả thế giới biết ơn trong đại dịch Covid-19

KARIKO KATALIN - Nhà khoa học Mỹ gốc Hungary, sinh ngày 17.01.1955, nổi tiếng vì đã đặt nền tảng hoàn toàn mới cho lý thuyết khoa học kỹ thuật ARN thông tin, ứng dụng sản xuất vắc xin phòng chống virus nói chung và SARS CoV-2 nói riêng, trong bối cảnh toàn Thế giới lâm vào đại dịch Covid 19, nhờ đó đã tạo ra loại vắc-xin COVID-19 rất có hiệu quả do BioNTech và Moderna cấp phép và sản xuất hàng loạt. Bà cũng còn nổi tiếng là nhà khoa học đoạt giải Széchenyi ở Hungary, bằng tiến sĩ danh dự của Đại học Szeged và là Công dân Danh dự của thành phố này. Bà đã đảm nhiệm chức Phó chủ tịch của BioNTech RNA Pharmaceuticals (2013-2019) và hiện là Phó chủ tịch cấp cao của BioNTech RNA Pharmaceuticals. Bà còn là đồng sáng lập và là Giám đốc điều hành của RNARx - một công ty về hoá sinh học thành lập năm 2006 tại Mỹ. Ngoài ra bà vẫn tham gia giảng dạy tại Đại học Pennsylvania, đồng thời có tên trong danh sách được đề nghị cho giải Nobel năm nay. 

Công nghệ mRNA là gì?  

mRNA là công nghệ nền tảng để bào chế vắcxin COVID-19 của Moderna và Pfizer/BioNtech.  Vắc-xin được sản xuất theo công nghệ mRNA sẽ không theo cách thức giúp cơ thể tạo ra kháng thể chống lại các bệnh truyền nhiễm như các loại vắc-xin cổ điển. Thay vào đó, loại vắc-xin này có thể "dạy" các tế bào của cơ thể con người cách tạo ra một loại protein - hoặc thậm chí chỉ là một phần của protein – protein này sẽ kích hoạt phản ứng miễn dịch bên trong cơ thể con người.  Phản ứng miễn dịch đó sẽ tạo ra kháng thể giúp bảo vệ cơ thể không bị nhiễm bệnh nếu vi rút thực sự xâm nhập vào cơ thể con người.  Vắc xin mRNA COVID-19 sẽ cung cấp các hướng dẫn cho các tế bào của cơ thể con người tạo ra các "mảnh" vô hại - được gọi là "protein đột biến". Loại protein đột biến này được tìm thấy trên bề mặt của vi-rút gây ra COVID-19.  Khi thuốc chủng ngừa mRNA COVID-19 tiêm vào cơ thể, các mRNA sẽ đi vào và nằm bên trong các tế bào miễn dịch, kích thích các tế bào tạo ra các mảnh protein. Sau khi mảnh protein được tạo ra, tế bào sẽ phá vỡ các mRNA và loại bỏ chúng. Tiếp theo, các tế bào sẽ hiển thị các mảnh protein lên trên bề mặt, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ nhận ra rằng các mảnh protein không thuộc về cơ thể và bắt đầu tạo ra các phản ứng miễn dịch và tạo ra kháng thể chống lại các mảnh protein này, điều này giống như những gì xảy ra trong nhiễm trùng tự nhiên COVID-19. Sau một thời gian, cơ thể đã học được cách bảo vệ chống lại sự lây nhiễm COVID-19 trong tương lai.

Aug 05, 202110:33
10 Khuyến cáo cho bệnh nhân F0 & F1 không triệu chứng & không bệnh nền khi cách ly tại nhà

10 Khuyến cáo cho bệnh nhân F0 & F1 không triệu chứng & không bệnh nền khi cách ly tại nhà

10 khuyến cáo cụ thể như sau: 1. Chuẩn bị khu vực cách ly cho bản thân trong nhà với điều kiện có phòng riêng (hoặc 01 khu vực riêng biệt), có nhà vệ sinh riêng. Đồng thời, lấy số điện thoại của cơ sở y tế, nhân viên y tế được phân công theo dõi, số điện thoại của bác sĩ tư vấn.  Bên cạnh đó, mọi người chuẩn bị một số vật dụng tối thiểu cần thiết như sau: + Dung dịch khử khuẩn tay và bề mặt + Nước súc họng hoặc nước muối sinh lý (0,9%) + Khẩu trang y tế, cặp nhiệt độ, cồn sát trùng + Một số loại thuốc thiết yếu (thuốc hạ sốt và một số loại thuốc nâng cao sức khỏe đông tây y (vitamin C, multivitamin) + 01 bàn, ghế cá nhân đặt trước cửa phòng và khu vực cách ly để nhận tiếp tế nhu yếu phẩm từ gia đình và cán bộ y tế chuẩn bị cho bạn. + Thùng rác cá nhân có nắp và túi rác đi kèm 2. Mở cửa sổ tạo không khí thông thoáng, hạn chế sử dụng điều hòa trong phòng. 3. Thực hiện đeo khẩu trang thường xuyên trừ khi ăn uống, vệ sinh cá nhân. Phải thay khẩu trang 2 lần/ngày (khử khuẩn bằng cồn trước khi loại bỏ khẩu trang) 4. Thường xuyên khử khuẩn tay, các vật dụng và bề mặt tiếp xúc (mặt bàn, tay nắm cửa, bồn cầu, lavabo…) sau khi sử dụng hoặc tiếp xúc  . 5. Đo thân nhiệt tối thiểu 2 lần/ngày, hoặc khi cảm thấy có dấu hiệu sốt. Ghi chép nhiệt độ và báo cáo cho nhân viên y tế hàng ngày. 6. Ăn đầy đủ chất dinh dưỡng 7. Uống nhiều nước, bổ sung vitamin và khoáng chất thường xuyên. 8. Tập thể dục tại chỗ, tập thở ít nhất 15 phút/ngày. 9. Yêu cầu nhân viên y tế đến lấy mẫu xét nghiệm lại hoặc là được hướng dẫn tự lấy mẫu tại nhà sau 7 ngày cách ly. 10. Khi có một trong các dấu hiệu sau, bạn cần gọi cho nhân viên y tế ngay lập tức. Đó là: - Sốt > 37.5 độ C - Ho, đau họng - Tiêu chảy - Khó thở (khi bạn không thể hít sâu và nín thở đủ 10 giây)
Jul 29, 202103:09
Người trên 65 tuổi mắc bệnh mãn tính có nên tiêm vaccine COVID-19 và tiêm ở đâu?

Người trên 65 tuổi mắc bệnh mãn tính có nên tiêm vaccine COVID-19 và tiêm ở đâu?

Người trên 65 tuổi, mắc tăng huyết áp, đái tháo đường... có nên tiêm vaccine COVID-19 là băn khoăn của nhiều người dân. TP HCM vừa có kế hoạch chuẩn bị tiêm chủng vaccine COVID-19 đợt 5, trong đó, người mắc bệnh (thận mạn tính, tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính), người có tình trạng béo phì và người trên 65 tuổi sẽ được tiêm ở bệnh viện; những đối tượng còn lại sẽ được tiêm ở các điểm cộng đồng. Để công tác tổ chức tiêm chủng được thuận lợi, an toàn, kịp tiến độ, Sở Y tế đề nghị Phòng Y tế và Trung tâm Y tế quận, huyện, thành phố Thủ Đức tổng hợp và gửi danh sách người trên 65 tuổi, người mắc bệnh và người có tình trạng béo phì có hộ khẩu trên địa bàn đến các bệnh viện được phân công tiêm. Theo Hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 vừa được Bộ Y tế ban hành hôm 15/7, áp dụng trên toàn quốc, người có bệnh mãn tính đang tiến triển; người đang bị suy giảm khả năng đáp ứng miễn dịch nặng, ung thư giai đoạn cuối, đã cắt lách, đang dùng thuốc ức chế miễn dịch, corticoid liều cao (tương đương hoặc hơn 2mg prednisolon/kg/ngày trong ít nhất 7 ngày); người mắc bệnh cấp tính... thì thuộc nhóm trì hoãn tiêm chủng. Người trên 65 tuổi, người có tiền sử bệnh nền, bệnh mạn tính được điều trị ổn định; Tiền sử rối loạn đông máu/cầm máu hoặc đang dùng thuốc chống đông thì phải chuyển tiêm chủng và theo dõi tại bệnh viện. Theo Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Thị Nhị Hà, người trên 65 tuổi vẫn nên đăng ký tiêm chủng vaccine COVID-19. Những trường hợp này nên lưu ý, khi đăng ký tiêm chủng trực tuyến cần điền thông tin cụ thể vào cột (trên 65 tuổi) trong phiếu. Căn cứ vào tình hình sức khoẻ của những người trên 65 tuổi sẽ quyết định việc họ được tiêm hay không. "Nếu người trên 65 tuổi sau khi được khám lâm sàng mà sức khoẻ của họ hoàn toàn bình thường thì có thể chỉ định tiêm ở bệnh viện. Do đó, người dân cần điền đầy đủ thông tin trên phiếu đăng ký tiêm chủng" - bà Nhị Hà lưu ý. Võ Thu (Nguồn: Gia đình & Xã hội)
Jul 24, 202119:26
Vaccine Việt Nam NanoCovax phòng Covid-19 được xem xét cấp phép khẩn cấp

Vaccine Việt Nam NanoCovax phòng Covid-19 được xem xét cấp phép khẩn cấp

Chiều 22.7, Bộ Y tế và Bộ Khoa học - Công nghệ đã tổ chức cuộc họp rà soát các hồ sơ, dữ liệu, kết quả nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng, và xem xét đề xuất cấp phép khẩn cấp vắc xin Nanocovax của Công ty Nanogen (TP.HCM).

Jul 24, 202105:56